16:34 EST Thứ hai, 06/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi cá lồng công nghệ mới ở Tương Dương

Thứ ba - 29/11/2016 22:19
Tận dụng lợi thế 3 lòng hồ thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố và Nậm Nơn, trong thời gian qua huyện Tương Dương đã đưa dự án nuôi cá lồng công nghệ mới trên lòng hồ vào thực hiện.
Các hộ dân đang nuôi cá bằng lồng mới trên lòng hồ

Các hộ dân đang nuôi cá bằng lồng mới trên lòng hồ

Huyện Tương Dương có trên 10.000 ha diện tích mặt nước lòng hồ 3 thủy điện Bản Vẽ, Khe Bố và thủy điện Nậm Nơn, rất thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản. Đầu năm 2016, thực hiện chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp của tỉnh, huyện Tương Dương triển khai Dự án phát triển nuôi cá lồng công nghệ mới trên lòng hồ. Bà con được hỗ trợ 492 triệu đồng làm mới 82 lồng cá trên lòng hồ, trong đó có 39 lồng thí điểm áp dụng công nghệ mới được thực hiện ở 4 xã là Xá Lượng, Thạch Giám, Tam Thái, Hữu Khuông và thị trấn Tương Dương. Các hộ cũng đồng thời cấp gần 3.500kg cá giống cho các hộ tham gia.

a
Lồng cá công nghệ mới. Ảnh Thanh Tùng

Trao đổi với chúng tôi về ưu điểm của mô hình nuôi cá lồng công nghệ mới bà Nguyễn Thị Bình - Trạm Trưởng Trạm khuyến nông huyện cho biết: So với hình thức nuôi cá lồng thông thường thì nuôi cá lồng công nghệ mới có ưu điểm: Lồng đặt ở lòng hồ, nước lên xuống thất thường có thể di chuyển dễ dàng, nguyên vật liệu làm lồng bằng nhựa dẻo gọi là HDPE, có độ bền cao, còn với lưới làm lồng là loại lưới đặc chủng, gọn nhẹ, giá thành lại rẻ. Với cấu tạo tiện lợi, có thể bố trí tổ hợp cho cá ăn tự động, giúp người nuôi thuận tiện hơn khi cho cá ăn.

Bà Nguyễn Thị Bình cũng cho biết thêm: “Trạm KN đã tập huấn kỹ thuật về nuôi cá lồng công nghệ mới trên lòng hồ. Kỹ thuật làm lồng tối thiểu có chiều dài, rộng là 4m, chiều sâu là 2m-2,5m, lồng càng lớn thì cá càng nhanh lớn, tối thiểu phải đạt trên 15m3. Qua người dân đánh giá nuôi cá lồng không khó, có thể tận dụng được thức ăn địa phương”.

Ông Lô Văn Nguyên - Bản Cánh Tráp, một trong những hộ mạnh dạn nhận thực hiện mô hình không giấu nổi sự vui mừng cho biết.“ Được huyện hỗ trợ làm lồng, cá giống, vốn, chúng tôi lại thuận lợi là tận dụng được mặt nước,cho cá ăn voi, cỏ sạch trên rẫy về. Cá lớn nhanh, khoảng 6 tháng cá lớn  2kg-2,5kg rồi.”

Bà Lô Thị Trà My - PCT UBND xã Xá Lượng cho biết: “Trước đây trên địa bàn xã đã có 19 lồng. Vừa qua đã có chương trình hỗ trợ đóng lồng cá mới, xã đã tuyên truyền vận động 11 hộ tham gia, nay xã đã có 32 lồng mang lại hiệu quả kinh tế”.

Tuy mới đưa vào thử nghiệm và đang trên đà phát triển, nhưng qua kiểm tra thực tế hơn 6 tháng thả cá cho thấy mô hình nuôi cá lồng công nghệ mới trên lòng hồ thủy điện ở huyện Tương Dương cá phát triển tốt, ước tính thu nhập bình quân mỗi lồng đạt từ 25-30 triệu đồng/vụ.

May Huyền  Vi Mận
Nguồn: baonghean.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 169

Máy chủ tìm kiếm : 50

Khách viếng thăm : 119


Hôm nayHôm nay : 36159

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 188184

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73235155