18:54 EST Thứ bảy, 04/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi hà treo dây - nghề mới ở huyện đảo Cát Hải

Thứ ba - 18/10/2016 09:07
Chỉ cách đây 3 năm, ngư dân xã Phù Long (huyện Cát Hải, Hải Phòng) phải lặn lội sông nước để khai thác hà trong tự nhiên, nay họ chỉ cần ra giàn nuôi, cắt cả dây hà đem về.

Nghề mới ở huyện đảo

Trước đây, mỗi tháng chỉ có khoảng chục ngày nước cạn, ngư dân mới gõ được hà bán, còn bây giờ ngày nào cũng có hà cung cấp cho thị trường.

01-08-19_dsc_3059
Những dãy giàn bè nuôi hà trên sông Phù Long
 

Xã đảo Phù Long nằm phía tây đảo Cát Bà, 3 mặt giáp biển, có nhiều luồng lạch, hồ đầm nước mặn, nước lợ chằng chịt. Những bãi bồi ven sông, ven biển trải dài trù phú, dòng thủy triều mạnh cùng với nguồn nước sạch, lưu thông thường xuyên là điều kiện lý tưởng cho loài hà sinh sống.

Vài năm trở về trước, người dân Phù Long chỉ khai thác hà trong tự nhiên. Nghề đi gõ hà đá đã là sinh kế của rất nhiều lao động địa phương, nhất là phụ nữ. Nhưng mỗi tháng chỉ có khoảng 10 ngày nước cạn mới gõ được hà, còn những ngày nước lên, hà ngập sâu thì không lấy được. Không chỉ thế, nguồn lợi hà trong tự nhiên ngày càng ít đi khiến việc khai thác khó khăn hơn.

3 năm trở lại đây, ngư dân Phù Long có thêm nghề mới: Nuôi hà. Nói là “nuôi” cũng không hẳn, vì quá trình nuôi gần như dựa hoàn toàn vào tự nhiên, từ nguồn giống đến nguồn thức ăn, ngư dân chỉ việc làm “nơi ở” cho hà rồi chờ đến ngày thu hoạch.

Trên các bãi bồi ven sông, ven biển, họ chọn những vị trí thích hợp cho hà sinh sống rồi làm các giàn tre thật chắc chắn. Họ gom vỏ hà, rửa sạch, xâu vào dây, mỗi dây khoảng 5 vỏ, rồi treo dây vào giàn tre. Dây cách dây 15 - 20cm, con cuối trên dây cách đáy nước 15 - 20cm. Giàn bè phải vững, cân bằng để có thể chịu lực khi hà bám vào sinh sống và lớn lên. Khi thu hoạch, mỗi dây hà nặng đến cả chục kg.

Người nuôi hà ở Phù Long thường thả dây vào tháng 2 và tháng 7 âm lịch, để đón con nước thủy triều tháng 3 và tháng 8 đem theo rất nhiều ấu trùng hà vào bãi. Ấu trùng bám vào các vỏ hà trên dây, “định cư” luôn ở đó. Hà bám vào dây nhiều đến nỗi người nuôi phải tỉa bớt đi.

01-08-19_dsc_3060
Một giàn bè đang vào mùa thu hoạch
 

Một khó khăn nữa của nghề nuôi hà Phù Long là lượng vỏ hà sau thu hoạch lớn nhưng không có nơi tiêu hủy, gây ô nhiễm môi trường. Tình trạng này rất cần được địa phương nhanh chóng giải quyết để bảo vệ môi trường trong sạch ở đảo ngọc Cát Bà.

Quá trình chăm sóc chỉ cần người nuôi thi thoảng kiểm tra giàn tre, nếu chỗ nào gẫy hỏng thì tu bổ, hoặc nhà nào chăm chỉ thì đi bắt ốc vôi bám vào dây để tránh ốc vôi ăn hà.

Thức ăn của hà là phù du trong nước. Vùng này phù du phong phú nên con hà to, nhiều thịt, thơm ngon có tiếng. Đôi khi, vào những ngày nước cạn, dây hà không ngập nước, hà không lấy được thức ăn trong nước thì phải di chuyển hà ra chỗ nước sâu hơn. Nuôi hà khoảng 6 tháng là có thể thu hoạch. Khi thăm giàn nuôi thấy hà “béo” (đầy thịt, mọng nước) thì cắt dây hà về, nếu thấy hà còn “gầy” thì để lại nuôi thêm. Trung bình 1 vạn dây thì cho thu hoạch 1 tấn hà (nguyên vỏ).

 

Trăn trở đầu ra

Chị Nguyễn Thị Nga ở xóm Ngoài, xã Phù Long đang nuôi 15 nghìn dây hà trên giàn bè hơn 2.000m2. Bà con trong xã thường làm giàn bè trên bãi sông, còn nhà chị Nga làm giàn trên bãi triều ven biển. Trên thì chị nuôi hà treo dây, dưới thì chị nuôi ngao.

Chị Nga cho biết: “Năm đầu tiên nuôi hà, tôi đầu tư 45 triệu đồng làm giàn bè treo 3 vạn dây. Giàn bè có thể dùng được vài năm. Nghề này nhàn, lại cho lợi nhuận khá. Chẳng hạn nếu đầu tư 50 triệu đồng, trừ chi phí sẽ còn lãi trên 50 triệu đồng. Hiện giá hà đã tách bỏ vỏ là 60 - 70 nghìn đồng/kg. Giá cả tương đối ổn định nhưng đầu ra hơi khó. Nếu nuôi ít thì không sao nhưng nuôi nhiều thì khó mà bán hết, vì bà con ở đây cũng chỉ bán loanh quanh trong xã và thị trấn Cát Bà. Vì thế năm nay tôi giảm một nửa lượng nuôi so với năm ngoái”.

01-08-19_dsc_3066
Vỏ hà đổ đống ven đường đi thị trấn Cát Bà, gây mất vệ sinh và mỹ quan
 

Ông Nguyễn Đình Nghiếp, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phù Long cũng trăn trở: “Xã hiện có 120 hộ nuôi hà, có những nhà nuôi hàng chục vạn dây. Đây là mô hình mới ở Phù Long, phù hợp với điều kiện của địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá. Nuôi hà không lo bị mất mùa như nuôi nhiều loại cây con khác, tỷ lệ hà chết hầu như không có. Nhưng đầu ra cho sản phẩm đang khó vì thị trường vẫn chỉ bó hẹp trong phạm vi huyện đảo. Năm trước các hộ nuôi rất nhiều, nhưng năm nay đã giảm đi một phần”.

Đầu ra cho sản phẩm hà Phù Long một phần trông vào thị trường khách du lịch Cát Bà. Nhưng mùa thu hoạch hà chính vụ lại là mùa thu đông - thời gian mà Cát Bà vắng du khách. Trong khi đó, hà không bảo quản được lâu, nếu để nguyên vỏ thì được 10 ngày, nếu tách bỏ vỏ và bảo quản mát thì được 2 ngày, còn nếu cấp đông, hà sẽ mất ngon.

Theo nongnghiep.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 116

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 113


Hôm nayHôm nay : 33069

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 113792

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73160763