21:27 EDT Thứ bảy, 20/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nuôi tôm - 'ăn nhau' ở giống!

Chủ nhật - 05/03/2017 22:37
Trong nuôi tôm, một trong những yếu tố đầu tiên quyết định đến hiệu quả của vụ nuôi là con giống. Vì vậy, việc tăng cường kiểm soát chất lượng con giống phải được chú trọng và để tránh hiện tượng khan giống vào vụ nuôi chính, ngành nông nghiệp và các địa phương của tỉnh Nghệ An khuyến cáo người dân thả rải vụ, không thả ồ ạt.
Nông dân Quỳnh Đôi thả tôm giống vụ 1, năm 2017. Ảnh: Việt Hùng

Nông dân Quỳnh Đôi thả tôm giống vụ 1, năm 2017. Ảnh: Việt Hùng

Ưu thế giống “bản địa”

Với tổng diện tích nuôi tôm 750 ha/năm, trong đó riêng vụ 1 là 450 ha, mỗi năm nhu cầu tôm giống của thị xã Hoàng Mai lên tới khoảng 700 triệu con/năm. Trưởng phòng Kinh tế TX. Hoàng Mai - ông Nguyễn Xuân Thủy cho biết: Giống tôm được nhập từ 5 - 7 công ty chuyên cung ứng, người dân tự liên hệ, ký hợp đồng với các đơn vị. Ngay từ trước Tết Nguyên đán, tỉnh đã thành lập đoàn liên ngành phối hợp với địa phương tiến hành kiểm tra điều kiện an toàn vệ sinh của các cơ sở sản xuất giống để cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sau đó trong suốt mùa, lực lượng kiểm dịch, thú y thường xuyên phối hợp, kiểm tra từng lô, mẫu tôm nhằm đảm bảo chất lượng nguồn giống cung ứng ra thị trường.

Tuy nhiên, do tâm lý có phần nóng vội, bà con thường tập trung thả rộ trong vòng 1 tháng, thậm chí 1 tuần, nên hiện tượng thiếu giống tôm cục bộ vẫn xảy ra, dẫn đến một số hộ phải mua giống trôi nổi, không rõ nguồn gốc từ các tỉnh phía Nam nên chất lượng con giống không được kiểm soát, khả năng thích nghi kém với điều kiện thời tiết, khí hậu vùng. Theo nhận định, nếu người nuôi thả rải các đợt thì nguồn giống từ các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh đủ khả năng đáp ứng.

Anh Nguyễn Văn Toán, ở xóm 6, xã Diễn Trung (Diễn Châu) cho biết: Trước đây anh lấy giống của các công ty khác, thậm chí lấy từ miền Nam ra, nhưng 2 năm gần đây, anh chuyển sang sử dụng hoàn toàn giống tôm của công ty cung ứng trên địa bàn tỉnh. Nhờ có khả năng chịu lạnh tốt, khả năng kháng bệnh và tốc độ phát triển nhanh nên dùng giống “bản địa” thả nuôi vụ 3 rất phù hợp, giá bán luôn cao hơn khoảng 20% so với các vụ khác nhờ thu hoạch thời điểm sát Tết Nguyên đán. Anh Toán cho hay, mỗi năm anh thu lãi ròng 700 triệu đồng từ nuôi tôm.

Tại huyện Quỳnh Lưu, mỗi năm nhu cầu về giống tôm thẻ chân trắng lên tới gần 600 triệu con giống. Trên địa bàn, có 6 cơ sở sản xuất giống, vừa ương gièo. Ông Bùi Xuân Trúc - Phó phòng Nông nghiệp huyện khẳng định, số lượng giống do các đơn vị đóng trên địa bàn đáp ứng thừa cho nhu cầu của người nuôi tôm trong huyện. Tuy nhiên, các trại giống này còn ký hợp đồng cung cấp con giống cho cả các tỉnh phía Bắc và khu vực Bắc Trung bộ nên rất nhiều thời điểm xảy ra hiện tượng “khan” giống, nhất là thời gian vào mùa thả rộ, người dân thả quá tập trung vào một thời điểm. Bởi vậy, bước vào vụ 1 năm nay, một trong những biện pháp chỉ đạo được huyện quan tâm, đó là tuyên truyền, khuyến cáo bà con trong mỗi vùng, mỗi gia đình cân đối, thả rải ra để vừa không bị thiếu giống, vừa dễ tiêu thụ hơn khi thu hoạch.

Quản lý chặt nguồn giống

Những năm trước đây, giống cho các vùng nuôi tôm trong tỉnh phải lấy từ các tỉnh miền Nam và Nam Trung bộ là chủ yếu. Việc vận chuyển đường dài với mật độ cao không những làm ảnh hưởng sức khoẻ của tôm, tỷ lệ hao hụt lớn, rất khó kiểm soát mầm bệnh, không thể kiểm dịch được hết. Nhiều hộ dân còn mua giống tôm trôi nổi, không rõ nguồn gốc về thả làm ảnh hưởng năng suất, hiệu quả vụ nuôi, thậm chí bị thua thiệt. Từ những cơ chế khuyến khích và điều kiện thuận lợi về khí hậu, thời tiết phù hợp, nhiều doanh nghiệp đã vào cuộc sản xuất, cung ứng tôm giống. Đến nay, số trại sản xuất, ương gièo tôm giống trong toàn tỉnh lên tới 64 trại, sản lượng sản xuất, ương gièo tôm giống ngày càng tăng, đạt trên, 2 tỷ con/năm, đáp ứng trên 60% nhu cầu giống tôm trên địa bàn.

Tuy nhiên, vấn đề cung ứng giống tôm trên địa bàn tỉnh ta vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu. Theo ông Nguyễn Hữu Tiến - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhiều thời điểm vẫn còn thiếu nguồn giống, nhất là vào dịp thả tập trung. Vấn đề quản lý nguồn giống nhập từ các tỉnh khác hiện còn khó khăn trong điều kiện lực lượng giám sát “mỏng”, nhiều hộ nuôi còn chủ quan khi nhập con giống, nhất là các hộ có diện tích nuôi ít. Nguồn giống sản xuất trên địa bàn dù đã có nhiều tín hiệu khả quan so với những năm trước đây, nhưng vẫn chỉ mới đáp ứng hơn một nửa nhu cầu về nguồn giống trên địa bàn.

“Thời gian tới, tỉnh chủ trương tạo điều kiện cho các đơn vị, doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất giống tôm thẻ chân trắng tại chỗ. Cùng đó, ngành Nông nghiệp tăng cường kiểm tra, thanh tra chặt chẽ chất lượng đàn tôm bố mẹ và con giống trước khi đưa vào sản xuất, thả nuôi. Đồng thời đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát tôm giống nhập từ các tỉnh khác về…” - ông Nguyễn Hữu Tiến cho biết thêm.

Theo www.vasep.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 317

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 314


Hôm nayHôm nay : 52032

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 929419

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64915363