15:56 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phòng bệnh cho gia súc mùa lạnh

Thứ sáu - 08/12/2017 21:22
Vào mùa lạnh khi nhiệt độ có thể xuống thấp, kết hợp với độ ẩm không khí cao khiến sức đề kháng của vật nuôi giảm. Đồng thời, đây cũng là thời tiết thuận lợi cho các loại vi sinh vật gây bệnh phát triển, gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh về đường hô hấp, lở mồm long móng… Do vậy, cần có những biện pháp chủ động bảo vệ vật nuôi.

Chuồng trại

Cung cấp đủ thức ăn cho gia súc mùa lạnh Ảnh: ST
Cung cấp đủ thức ăn cho gia súc mùa lạnh     Ảnh: ST

  

Viện Chăn nuôi khuyến cáo, xây dựng chuồng theo hướng Đông - Nam là tốt nhất, để tránh mưa tạt gió lùa, ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè. Nền chuồng cao ráo, đảm bảo thoát nước tốt, phải có hệ thống xử lý chất thải. Mái hiên cách mặt đất tối đa 1,8 m, có màn che xung quanh khi trời lạnh. Nếu có điều kiện người nuôi nên xây mới hoặc tận dụng chuồng cũ nhưng phải che chắn, nâng cấp. Trong chuồng, nên có ô thoáng phía trên để gió vẫn lưu thông. Khi đốt lửa sưởi, khói sẽ theo lỗ thoáng ra ngoài, không tích khí độc trong chuồng khiến trâu, bò ngửi phải. Nền chuồng cao hơn mặt đất 40 - 50 cm, có độ dốc 2 - 3%. 


Nuôi dưỡng

Cần cho gia súc ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng, đảm bảo đủ nhu cầu để tăng khả năng chống rét. Tăng cường thức ăn xanh như cỏ tươi, củ, quả và các loại vitamin… Tăng cường thức ăn có nhiều tinh bột, đường trong khẩu phần. Đảm bảo cho gia súc ăn đủ thức ăn thô xanh.
Đối với trâu, bò: cho ăn đủ no (trâu, bò trưởng thành cần ăn 30 - 35 kg cỏ tươi/ngày/con). Bổ sung thêm 1,5 - 2,5 kg tinh bột (cám gạo, gạo, ngô, khoai, sắn) cho 1 con/ngày; sử dụng tảng đá liếm bổ sung khoáng cho bò. Những ngày trời quá rét bổ sung thêm muối ăn với lượng 5 g/100 kg thể trọng trâu bò, hòa với nước ấm cho uống.
Đối với heo: Cần cho ăn đầy đủ dinh dưỡng, uống nước ấm, bổ sung thêm muối ăn (0,1 g/kg thể trọng), bổ sung thêm chất đạm trong khẩu phần ăn.
Cùng đó, người nuôi cần chủ động dự phòng nguồn thức ăn cho trâu bò, chỉ khi cung cấp thức ăn đầy đủ thì trâu, bò mới có đủ năng lượng chống lại giá rét. Vào mùa lạnh, nguồn thức ăn cho gia súc dần khan hiếm. Việc tìm hiểu các phương pháp dự trữ thức ăn cho gia súc mùa lạnh rất cần thiết để tránh thiệt hại về kinh tế. Người nuôi có thể dự trữ thức ăn cho gia súc bằng một số cách sau đây:
Dự trữ thức ăn xanh bằng cách ủ chua: Nguyên liệu có thể là cây ngô, các loại phụ phẩm chế biến dứa (bã, chồi…). Với công thức ủ xanh như 100 kg thân cây ngô tươi + 3 kg urê + 0,5 kg NaCl (có thể bổ sung 2 - 4% rỉ mật đường)…
Dự trữ cỏ khô: Cỏ khô loại tốt là một nguồn cung cấp protein, gluxit, vitamin và chất khoáng chủ yếu cho gia súc nhai lại vào mùa lạnh. Phương pháp này có ưu điểm là rất đơn giản, cỏ ít bị hỏng; Áp dụng với mọi quy mô chăn nuôi, nhất là chăn nuôi nông hộ; Có thể tận dụng thời gian; Đầu tư thấp; Trâu bò ăn được nhiều mà không gây rối loạn tiêu hóa.
Trồng các loại cây cỏ bổ sung: Trồng cỏ giúp đảm bảo chủ động có nguồn thức ăn xanh hay dự trữ để ổn định nguồn thức ăn cần thiết cho gia súc, nhất là vào mùa lạnh. 

   
Chăm sóc

Chủ động gia cố, dùng bạt, nilon… che chắn đảm bảo chuồng trại đủ ấm không bị mưa tạt, gió lùa; Giữ cho nền chuồng luôn khô ráo, sạch sẽ. Hạn chế rửa chuồng đối với đàn gia súc (nhất là heo con theo mẹ và heo con sau cai sữa); Sưởi ấm cho vật nuôi nhất là gia súc non phải có ô úm riêng, có bóng điện sưởi đảm bảo nhiệt độ trong ô úm 22 - 280 C; Có thể sử dụng bóng điện hay đốt lửa sưởi cho vật nuôi trong chuồng bằng trấu, mùn cưa, than củi… (phải đảm bảo an toàn trong chuồng nuôi, tránh cho vật nuôi bị bỏng, ngạt khói hoặc gây cháy); Đối với trâu, bò, dê… có thể sử dụng các loại chăn cũ, bao tải, bạt… may áo giữ ấm cho gia súc.
Thời gian thả gia súc: Buổi sáng từ 9 - 11 giờ, chiều từ 13 - 16 giờ. Không chăn thả gia súc vào sáng sớm và khi quá lạnh. Những ngày có nhiệt độ dưới 120 C không chăn thả gia súc, nhốt gia súc trong chuồng, có bạt che chắn gió lạnh, đảm bảo cho ăn uống đầy đủ và tích cực sưởi ấm. 

  

Phòng bệnh

Tiêm phòng vaccine là một biện pháp phòng bệnh chủ động, tích cực nhất mang lại hiệu quả cao cho vật nuôi chống lại dịch bệnh và có chi phí thấp nhất so với chi phí thuốc để trị một con vật mắc bệnh.
• Đối với heo: Tiêm phòng vaccine tai xanh, lở mồm long móng, dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn.
• Đối với trâu bò: Tiêm phòng vaccine lở mồm long móng, tụ huyết trùng.
• Đối với dê, cừu: Tiêm phòng bệnh đậu, lở mồm long móng.
Cần thực hiện tốt một số biện pháp nhằm phòng bệnh hiệu quả cho gia súc trong mùa lạnh như sau:
• Hạn chế tối đa việc ra, vào khu vực chăn nuôi; phải có hố sát trùng ở cổng ra vào khu vực chăn nuôi.
• Vệ sinh chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi hàng ngày. Đảm bảo chuồng trại sạch sẽ, khô ráo, cống rãnh không đọng phân, nước thải; máng ăn, uống sạch sẽ, không có thức ăn thừa, thiu.
• Thường xuyên sát trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi, 2 - 3 lần/tuần; đây là biện pháp tích cực nhằm tiêu diệt và làm giảm mật độ mầm bệnh có sẵn trong môi trường, làm cho mầm bệnh không thể gây bệnh cho vật nuôi. Có thể sử dụng những hoá chất khử trùng tiêu độc chuồng trại, vật dụng chăn nuôi như: Bioxide, Chloramin, Virkon, formol… Định kỳ phun thuốc để diệt ve, muỗi, bọ mạt… là những tác nhân truyền bệnh và gây bệnh.
• Không nên nuôi gia cầm, thủy cầm chung với gia súc.
• Không nuôi xen vật nuôi nhiều lứa tuổi trong cùng khu vực nuôi.
• Cách ly trước khi nhập đàn đối với vật nuôi mới, sau 2 tuần nếu vật nuôi khoẻ mạnh mới cho nhập đàn.
• Chuồng trại phải được vệ sinh, sát trùng và để trống ít nhất hai tuần trước khi thả nuôi đợt mới.
Hàng ngày người nuôi cần theo dõi sức khỏe của đàn vật nuôi, có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, kịp thời phát hiện và xử lý khi con vật ốm hoặc chết. Phải báo ngay cho chính quyền địa phương và cán bộ thú y biết để được tư vấn, hướng dẫn các biện pháp xử lý kịp thời tránh dịch bệnh lây lan. 

Gia súc chết rét một phần là do khí hậu lạnh giá. Nhưng nguyên nhân chính là do người nuôi chưa chăm sóc tốt cho đàn gia súc khiến vật nuôi không đủ sức đề kháng dẫn đến việc giảm khả năng chống chịu với thời tiết bất lợi.

 
Nguồn: nguoichannuoi.com
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 156

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 149


Hôm nayHôm nay : 45557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 232538

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73279509