00:02 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phòng và trị bệnh cho lươn

Thứ tư - 05/02/2014 07:50
Nghề nuôi lươn đang trở nên phổ biến ở ĐBSCL. Để mang lại hiệu quả cao, việc phòng và trị bệnh cho lươn cần được lưu ý.

Nguyên nhân gây bệnh

Lươn có khả năng kháng bệnh tương đối mạnh. Trong điều kiện sinh thái tự nhiên, cơ hội nhiễm bệnh rất ít. Tuy nhiên, khi nuôi nhân tạo, mật độ cao, quản lý không tốt, chất lượng nước xấu, cũng sẽ ảnh hưởng đến bệnh tật, trực tiếp ảnh hưởng sự sinh trưởng và tỷ lệ sống của lươn. Về nguyên nhân phát bệnh, người nuôi cần lưu ý các yếu tố sau: Quá trình vận chuyển khiến cơ thể lươn bị tổn thương; Chênh lệch nhiệt độ quá lớn (vượt quá 3 - 50C), lươn thích ứng không nổi sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ mà sinh bệnh; Do ký sinh trùng ký sinh; Quản lý việc cho ăn không tốt, thức ăn biến chất, không vệ sinh hoặc thức ăn quá lượng dẫn đến phát bệnh; Vệ sinh ao, tiệt trùng không triệt để, dụng cụ bị nhiễm khuẩn, mang mầm bệnh vào ao phát triển gây bệnh tật cho lươn.

Bệnh thường gặp và cách phòng trị

Lươn là loài đặc sản nước ngọt nên tất cả những mầm bệnh nước ngọt đều có thể gây bệnh cho lươn. Có thể chia hai nhóm bệnh chính: nhóm bệnh do yếu tố phi sinh vật (như bệnh cảm mạo, bệnh phát nhiệt, bệnh đói lả, bệnh hôn mê); nhóm bệnh do sinh vật gây ra (như bệnh do virus, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng).

Bệnh thường gặp nhất là bệnh viêm ruột (hay còn gọi là bệnh đường ruột). Đây là bệnh do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn này tồn tại trong môi trường nuôi và trong ruột lươn, tuy nhiên nếu lươn khỏe thì vi khuẩn này không ảnh hưởng. Nhưng khi môi trường không tốt, sức đề kháng lươn yếu thì vi khuẩn phát triển mạnh và gây bệnh này. Biểu hiện bên ngoài là lươn bị vết màu đỏ ở phần hậu môn, thân lươn đen, bơi chậm chạp, tách bầy. Để trị bệnh bà con phải vệ sinh, diệt trùng hệ thống nuôi và dùng 500 g tỏi lấy nước trộn với 200 g muối ăn cho 100 kg lươn phân làm 2 lần, liên tục trong 3 ngày sẽ có hiệu quả.

Bệnh nội ký sinh gồm bệnh xuất huyết, bệnh đỏ da, bệnh lở loét, bệnh thối đuôi... Để điều trị, người nuôi cần diệt khuẩn môi trường và trộn kháng sinh vào thức ăn với liều lượng 5 g/kg thức ăn, cho lươn ăn trong thời gian 5 - 7 ngày thì hết bệnh. Có nhiều loại kháng sinh như sulfamid, oxytetracyclin..., tùy loại bệnh mà có liệu pháp thích hợp.

Bệnh ngoại ký sinh như bệnh giun sán, đĩa ký sinh, đốm đen, bệnh do nấm thủy mi... Để điều trị, người dân tìm mua các thuốc trị ngoại ký sinh có bán trên thị thường ở các của hàng thuốc thú y thủy sản và diệt khuẩn hệ thống nuôi thì sẽ hết bệnh.

>> Việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh và chọn phương pháp điều trị không khó, tuy nhiên hiệu quả điều trị thì rất tốn kém và ảnh hưởng đến sức khỏe lươn; Do vậy, khâu phòng bệnh vẫn là yếu tố quan trọng nhất.

 

Theo Thủy sản Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 169


Hôm nayHôm nay : 22485

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 973514

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72656223