23:41 EST Chủ nhật, 24/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phục tráng một số giống lúa đặc sản địa phương

Thứ hai - 27/03/2017 11:21
Với mục tiêu phục tráng một số giống lúa đặc sản địa phương để lựa chọn được giống gốc, làm cơ sở phục vụ cho sản xuất đại trà và phát huy lợi thế cạnh tranh, xây dựng thương hiệu các giống lúa đặc sản của tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thực hiện Đề tài “Phục tráng một số giống lúa đặc sản tại tỉnh Tuyên Quang”.

Đề tài được thực hiện trong 3 năm (2014 - 2016), do Tiến sỹ Nguyễn Thị Lân, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên làm chủ nhiệm. Theo điều tra, khảo sát của đơn vị thực hiện đề tài, tại các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta có gần 200 giống lúa, trong đó tỉnh Tuyên Quang có nhiều giống lúa địa phương như khẩu pái, khẩu lường ván, khẩu mò, nếp râu, nếp bã trầu... là những giống lúa có chất lượng ngon, được nông dân trồng để sử dụng trong những dịp lễ Tết.

Các giống lúa này được trồng chủ yếu ở các huyện Nà Hang, Hàm Yên với diện tích mỗi loại giống khoảng 10 ha. Để mở rộng diện tích, phát triển sang các địa phương khác thì cần khôi phục các giống lúa cho đúng giống gốc và xác định biện pháp kỹ thuật phù hợp. 

 phuc trang mot so giong lua dac san dia phuong hinh anh 1

Giống lúa khẩu lường ván được trồng thí điểm tại xã Yên Thuận (Hàm Yên).

Thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đưa 2 giống lúa vào nghiên cứu là giống khẩu pái và khẩu lường ván. Cả 2 giống lúa này đều được người dân ở các xã Yên Thuận, Phù Lưu (Hàm Yên) và xã Thượng Giáp (Nà Hang) gieo trồng, năng suất chỉ đạt từ 0,8 - 0,9 tạ/sào, tương đương 20 - 25 tạ/ha. Sản lượng này thấp hơn rất nhiều so với năng suất trên lý thuyết.

Nguyên nhân có thể do người dân cấy mạ già và số dảnh cấy nhiều dẫn đến khả năng đẻ nhánh thấp. Tuy đã chú trọng bón phân khoáng như đạm, lân, kali cho lúa nhưng không sử dụng phân chuồng và lượng phân bón chưa cân đối làm ảnh hưởng đến năng suất lúa...

Để phục tráng giống lúa khẩu pái và khẩu lường ván, đơn vị thực hiện dự án lựa chọn trồng thí điểm qua 3 vụ mùa tại xã Yên Thuận (Hàm Yên) với tổng diện tích gieo trồng 2 giống là 1.980 m2/vụ. Vụ 1 theo dõi 300 cá thể/giống, chọn được 100 cá thể/giống; vụ 2 cấy 50 dòng/giống, chọn được 10 dòng/giống.

Năng suất các dòng đạt từ 41,83 - 44,67 tạ/ha (giống khẩu pái) và 42,58 - 46,94 tạ/ha (giống khẩu lường ván); vụ 3 cấy 10 dòng, chọn được 5 dòng ưu tú/giống. Năng suất trung bình giống khẩu pái đạt 42,94 tạ/ha cao hơn năng suất của giống lúa này khi chưa chọn lọc là 7,22 tạ/ha; giống khẩu lường ván đạt 44,52 tạ/ha cao hơn năng suất của giống lúa này khi chưa được chọn lọc là 8 tạ/ha. 

Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã sản xuất được 100 kg hạt giống siêu nguyên chủng, trong đó mỗi giống là 50 kg. Chất lượng cơm của 2 giống lúa này theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì giống lúa khẩu pái có chất lượng cơm đạt loại khá, giống lúa khẩu lường ván có chất lượng cơm đạt loại tốt. 

Theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Lân, Chủ nhiệm đề tài, ngoài việc sản xuất được hạt giống siêu nguyên chủng, nhóm nghiên cứu đã đào tạo, tập huấn kỹ thuật phục tráng giống và kỹ thuật trồng lúa đặc sản địa phương cho 15 cán bộ kỹ thuật, 105 lượt người dân; đưa ra một số biện pháp kỹ thuật nhằm hoàn thiện quy trình hướng dẫn kỹ thuật sản xuất 2 giống lúa đặc sản trên như: Thời gian gieo trồng tốt nhất đối với giống khẩu pái là giữa tháng 5, đối với giống khẩu lường ván là cuối tháng 5; cả 2 giống lúa đều có thể cấy với mật độ từ 30 - 35 khóm/m2...

Việc thực hiện đề tài đã thu được kết quả tích cực, mở ra hy vọng phát triển trên diện rộng, góp phần bảo tồn, bổ sung vào cơ cấu giống lúa của địa phương, tạo sản phẩm hàng hóa, tăng thu nhập cho người dân, từ đó phát huy lợi thế cạnh tranh và xây dựng thương hiệu sản phẩm lúa đặc sản của tỉnh Tuyên Quang. 

 
Theo Mai Hương (Báo Tuyên Quang)
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: giống lúa, đặc sản

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 238


Hôm nayHôm nay : 79803

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1168620

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71395935