1. Đề ra mục tiêu kinh doanh phù hợp với trang trại mình
Trang trại cũng là một doanh nghiệp. Vì là một doanh nghiệp nên làm việc gì cũng phải có kế hoạch cụ thể, thiết thực. Nếu là một trang trại nuôi heo chuyên nghiệp thì cần lập kế hoạch cho hàng tuần, hàng tháng, hàng năm rồi sẽ phải thực hiện kế hoạch đó thật tốt, thậm chí là làm vượt mức kế hoạch đề ra. Phương pháp tối ưu nhất là lập kế hoạch hàng năm về việc lắp đặt, cải tiến cơ sở vật chất hạ tầng, dự toán mức sản lượng, số doanh thu phù hợp với quy mô hoạt động doanh nghiệp, cụ thể là quy mô trang trại của mình.
Có một số trang trại nuôi nhiều heo nái nhưng số lứa đẻ trong năm rất kém nên sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng số lượng đàn heo trong trang trại. Những trang trại như vậy trước hết cần theo dõi về số lượng rồi mới quản lý về danh sách, doanh thu. Điều quan trọng nhất trong việc theo dõi quản lý về số lượng đó là xem xét kết quả tỉ lệ heo được phối giống và số heo con được sinh ra.
Mục tiêu chính của việc quản lý số lượng là tỉ lệ nhân giống và số heo sinh sản.
Giai đoạn phối giống cho heo là giai đoạn đầu tiên cho sự phát triển số lượng. Nếu kết quả nhân giống tốt thì coi như thành công một nửa. Xác định số lượng heo nhân giống thì phải tiến hành kiểm tra hàng tuần, hàng tháng rồi xác định số con giao phối đạt tiêu chuẩn. Trước hết hãy kiểm tra số con được giao phối tối thiểu sau 3 tháng rồi xác định số con được giao phối trước. Để xác định số con heo giao phối sau 3 tháng thì phải lưu trữ hồ sơ sổ sách. Do đó, việc quản lý hồ sơ, sổ sách ghi rõ tình hình giao phối và sinh sản rất quan trọng.
Bảng 1 : Bảng theo dõi số heo được phối giống (đơn vị: con)
Trong những phương pháp nhập heo hậu bị, có phương pháp dự trù số heo phối rồi nhập heo. Phương pháp này phải ghi chép tường trình đầy đủ ở trang trại. Ghi chép vào sổ sách rồi theo dõi thì sau 3 tháng sẽ dự đoán được số lần heo sinh sản, và nắm rõ được quy luật sinh sản và số lần sinh sản của heo nái, sau đó 4 tháng sẽ dự toán được số heo được giao phối. Tính toán cân nhắc được tỉ lệ heo sinh sản theo chu kỳ và theo mùa thì có thể biết được số heo nái thế hệ tiếp theo. Vì vậy, việc theo dõi bằng sổ sách rất quan trọng và thiết thực.
Bảng 1 là ví dụ thực tế của trang trại có 110 con heo nái. Trường hợp của trang trại này trong tháng 2 và tháng 5 có tỉ lệ sinh sản nhiều và tháng 3, 4 thì thiếu. Kết quả dự toán số con heo được nhân giống trong tháng 3 và tháng 6 thì dù số nái hậu bị không có cũng không có vấn đề gì, trong tháng 4 và tháng 5 mỗi tháng cần 5 con nái hậu bị. Do đó, có thể nắm rõ được số số heo nái thế hệ F1 trước 2 tháng thì sẽ có thể duy trì số heo đạt tiêu chuẩn giai phối hàng tháng. Dựa vào sổ sách theo dõi việc quan trọng phải xác nhận số heo sinh sản của thế hệ kế tiếp trước 2 tháng.
Bảng 1 cũng chỉ rõ xác nhận số heo nái sinh sản theo mùa cũng rất quan trọng.
2. Quản lý quy mô chuồng trại
Trang trại nào quản lý số lượng tốt rồi thì cần thực hiện bước tiếp theo là cải thiện quy mô chuồng trại. Trong trang trại chỗ nào còn thiếu thốn cơ sở vật chất, cần bổ sung thêm và mời chuyên gia đến để được tư vấn (consulting) và tiến hành cải thiện hạ tầng cơ sở đáp ứng cho số lượng heo được sinh ra ngày một nhiều. Khi chuồng trại bất ổn như hiện nay thì việc đốc thúc nâng cao chất lượng quy mô chăn nuôi là phương pháp cần thiết vì về lâu dài phương pháp này sẽ giảm chi phí.
3. Huấn luyện heo sinh sản theo chu kỳ
Khả năng sinh sản của heo là yếu tố rất quan trọng để quyết định sản lượng và doanh thu của trang trại. Kết quả nhân giống, số lượng heo con được sinh ra và khả năng tiết sữa của heo mẹ đều là yếu tố cần thiết cho việc nuôi heo nái của mỗi trang trại. Tuy nhiên, nếu trang trại nào thường phải lựa chọn và thay thế đàn heo nái thì sẽ gây khó khăn và tổn thất lớn. Do đó, cần phải chăm sóc và huấn luyện heo đẻ nhiều lứa và theo chu kỳ sinh sản. Nhưng nếu heo đẻ nhiều lứa và chức năng sinh sản yếu đi thì nên chọn lựa những con giống tốt để thay thế.
Nguồn: nguoichannuoi.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn