19:26 EDT Thứ sáu, 19/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cơ sở vắt sữa và thu gom sữa tươi - yêu cầu để bảo đảm an toàn thực phẩm

Chủ nhật - 20/08/2017 08:37
(Người Chăn Nuôi) - Quy chuẩn này ký hiệu QCVN 01-151:2017/BNNPTNT do Cục Thú y biên soạn, Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường trình duyệt và được ban hành theo Thông tư số 13/2017/TT-BNNPTNT ngày 20/6/2017 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.

Quy chuẩn này áp dụng về yêu cầu để bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở vắt sữa và cơ sở thu gom sữa tươi nguyên liệu để kinh doanh. Áp dụng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có hoạt động khai thác sữa và thu gom sữa tươi (có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) trên lãnh thổ Việt Nam.

yêu cầu mới

 

Yêu cầu đối với động vật

• Động vật được vắt sữa phải khỏe mạnh, không bị viêm vú. Trường hợp con vật mới khỏi bệnh mà có điều trị kháng sinh, thì việc khai thác sữa chỉ được tiến hành khi đã đủ thời gian ngừng thuốc đúng quy định của nhà sản xuất.

• Động vật phải được giám sát và không bị mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Lở mồm long móng và các bệnh truyền lây sang người như sảy thai truyền nhiễm, lao, xoắn khuẩn.

Yêu cầu đối với cơ sở vắt sữa

Về địa điểm

Phải xây dựng tách biệt khu vực chuồng nuôi động vật vắt sữa, cách xa nguồn ô nhiễm, có đường đi thuận tiện cho động vật khai thác sữa và vận chuyển sữa.

Thiết kế và bố trí

• Cơ ở vắt sữa phải có hố sát trùng bảo đảm yêu cầu kỹ thuật tại cổng ra vào và ở các khu vực khác như: khu rửa dụng cụ chứa sữa, khu lấy mẫu xét nghiệm nhanh;

• Sàn khu vực vắt sữa phải làm bằng vật liệu bền, không thấm nước, phẳng chống trơn trượt, dễ làm sạch và khử trùng, bảo đảm thoát nước tốt và không đọng nước trên sàn;

• Nơi vắt sữa phải có hệ thống thanh ngáng, giá cố định để đảm bảo an toàn cho người vắt sữa đối với khu vực vắt sữa tại cơ sở vắt sữa bò hoặc trâu;

• Cơ sở vắt sữa phải có bồn rửa tay trước khi vào khu vực vắt sữa, thùng chứa chất thải phải đặt ở ngoài khu vực vắt sữa;

• Cơ sở vắt sữa phải có khu riêng biệt để các dụng cụ, thùng, xô đựng sữa, vắt sữa, khăn lau vú, khăn lọc, ca hoặc cốc nhúng vú…

Yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ

• Thùng chứa sữa, đường ống dẫn sữa được làm bằng vật liệu phù hợp với thực phẩm, không gỉ, không thôi nhiễm vào sữa, bề mặt nhẵn, không có ngóc ngách, dễ vệ sinh; thùng chứa sữa phải có nắp đậy kín; thùng và bồn chứa phải có đủ dung tích để chứa đựng được toàn bộ lượng sữa vắt trong ca sản xuất;

• Khăn lọc sữa và khăn lau đầu vú được làm bằng chất liệu vải thô dễ thấm nước hoặc phải là khăn tiệt trùng dùng 1 lần, không bị biến đổi màu, rách nát. Sử dụng riêng khăn lau bầu vú cho mỗi động vật cho sữa; phải giặt sạch, làm khô và khử trùng khăn trước mỗi lần lọc sữa và lau bầu vú;

• Cơ sở vắt sữa phải có dụng cụ chuyên dụng để nhúng núm vú và dụng cụ chuyên dụng để kiểm tra những tia sữa đầu trước khi vắt;

• Các dụng cụ sử dụng trong quá trình vắt phải được làm sạch trước và sau khi vắt sữa và được để trên giá cách mặt đất tối thiểu 1 m.

Yêu cầu về ánh sáng, thông khí

• Cơ sở vắt sữa phải đảm bảo có đủ ánh sáng với cường độ 300 - 350 Lux tại khu vực vắt sữa; phải có lưới hoặc chụp bảo vệ hệ thống đèn chiếu sáng;

• Cơ sở vắt sữa phải có hệ thống thông khí hoạt động.

Yêu cầu đối với cơ sở thu gom sữa tươi

Về địa điểm

Phải tách biệt với những nơi có nguy cơ ô nhiễm như: khu chăn nuôi, khu vệ sinh; cách xa khu tập kết rác thải tối thiểu 100 m.

Thiết kế và bố trí

• Tại cổng ra vào phải có hố sát trùng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

• Nơi thu gom sữa phải có mái che, tường bao quanh tới mái, chiều cao tối thiếu từ sàn tới mái là 3 m, tường nhà được ốp gạch men trắng từ từ 2 m trở lên;

• Vật liệu mái, ốp tường nơi thu gom sữa phải chắc chắn, bền, nhẵn, chống ẩm mốc, dễ làm sạch và khử trùng; tại vị trí tiếp giáp giữa mặt sàn, tường và các góc cột phải xây nghiêng hoặc lòng máng;

• Vật liệu sàn phải bền, không thấm nước, chống trơn trượt, dễ làm sạch và khử trùng; sản phải phẳng, bảo đảm thoát nước tốt và không đọng nước trên sàn;

• Nơi thu gom sữa phải đảm bảo thông thoáng, kiểm soát được các loại động vật gây hại;

• Nơi thu gom sữa không được bố trí khu vệ sinh; phải có bồn rửa tay, máy sấy khô tay hoặc khăn lau sử dụng một lần, thùng chứa chất thải phải có nắp đậy kín;

• Hệ thống bồn chứa phải được bố trí tách biệt với khu vực vắt sữa và các khu có nguy cơ ô nhiễm như chuồng nuôi nhốt động vật, khu vệ sinh;

• Bồn chứa đựng sữa được phân loại và bố trí theo khu vực  bảo quản và khu vực thu gom; bố trí từ bồn trung gian sang bồn bảo quản phải theo nguyên tắc một chiều.

          (Còn nữa)

http://nguoichannuoi.com/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 323


Hôm nayHôm nay : 43896

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 868554

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64854498