00:17 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Quy trình sản xuất cá ngạnh

Thứ bảy - 10/06/2017 09:23
Quy trình sản xuất cá ngạnh dưới đây được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu Đề tài “Thử nghiệm sinh sản cá ngạnh Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846) trong điều kiện nhân tạo” của ThS Nguyễn Đình Vinh, ThS Tạ Thị Bình (Khoa Nông - Lâm ngư, Trường ĐH Vinh) cùng PGS.TS Nguyễn Hữu Dực (Khoa Sinh học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) và TS Nguyễn Kiêm Sơn (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật).
Trên thế giới, một số nước đã sản xuất được giống cá ngạnh Ảnh: farmflavor.com

Trên thế giới, một số nước đã sản xuất được giống cá ngạnh Ảnh: farmflavor.com

1. Chọn cá bố mẹ

Với cá cái: Có khối lượng 1,2 - 1,5 kg/con, ngoại hình phát triển cân đối, không bị dị tật, không có biểu hiện mắc bệnh. Cá có bụng tròn mềm, mặt bụng có màu phớt hồng, mẩu sinh dục sưng tấy có màu đỏ, thăm trứng cho kết quả trứng đã tách rời, màu xanh ngọc.

Với cá đực: Ngoại hình phát triển cân đối, không có dị tật, không có biểu hiện mắc bệnh, có khối lượng 0,8 - 1 kg/con. Quan sát dấu hiệu tuyến sinh dục ngoài: cá có bụng căng tròn, gai sinh dục sưng to, màu hồng đỏ để cho sinh sản. Tỷ lệ đực cái là 1:1.

2. Nuôi vỗ cá bố mẹ

Điều kiện nuôi vỗ: Nuôi vỗ trong lồng trên sông, kích thước (2,5x1,5x1,3) m. Độ sâu nước nơi đặt lồng >1,5 m. Lồng nuôi được neo cố định. Mặt lồng cao hơn mực nước sông 0,3÷- 0,5 m. Lồng bè đặt tránh nơi có luồng nước ngầm, xói lở, bồi tụ, có quá nhiều phù sa. Nước sông nơi đặt lồng bè không bị ảnh hưởng trực tiếp của các nguồn nước thải công nghiệp và nguồn nước ô nhiễm khác. Nhiệt độ nước trong thời gian nuôi vỗ dao động 22 - 320C; pH 7,4 - 8,5.

3. Chăm sóc và quản lý cá bố mẹ

Cho cá bố mẹ ăn 1 lần/ngày, vào chiều tối. Khối lượng thức ăn cung cấp bằng khoảng 3÷- 5% khối lượng cá. Theo dõi hoạt động bắt mồi của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Sử dụng 100% thức ăn công nghiệp có hàm lượng protein 40%. Hàng ngày, quan sát hoạt động của cá bố mẹ, theo dõi các yếu tố môi trường nước (nhiệt độ, pH) và thường xuyên vệ sinh lồng nuôi.

4. Kích dục tố và phương pháp tiêm

Loại kích dục tố và liều lượng: Sử dụng phối hợp kích dục tố gồm LRH-A (Luteotropin Releasing Hormoned Analog) và Dom - Motilium với liều lượng ( 30 µg LRH-A + 9 mg DOM)/kg cá cái hoặc sử dụng HCG với liều lượng 2.500 IU HCG/kg cá cái để kích thích sinh sản cá ngạnh. Liều lượng tiêm cho cá đực bằng 1/3 liều dùng cho cá cái.

Phương pháp tiêm: Đối với cá cái, tiêm 2 lần (1 liều sơ bộ, 1 liều quyết định), liều sơ bộ bằng 1/3 tổng liều, liều quyết định bằng 2/3 tổng liều, tiêm vào cơ lưng, khoảng cách giữa 2 lần tiêm là 24 giờ; đối với cá đực tiêm 1 lần vào cơ lưng, liều tiêm bằng 1/3 tổng liều. Nhiệt độ nước tại thời điểm tiêm kích dục tố cho cá trong khoảng 25 - 300C.

5. Thụ tinh và ấp trứng

Phương pháp thụ tinh thô

Chuẩn bị dụng cụ: Dụng cụ phục vụ cho đẻ vuốt cá gồm: chậu men, nước sạch, bát sứ sạch khô, dụng cụ giải phẫu, cối chày sứ, khăn bông và bể ấp trứng có sục khí. Sau khi tiêm kích dục tố cho cá đực và cá cái, kiểm tra bằng cách vuốt nhẹ vào bụng cá cái, gần lỗ sinh dục thấy trứng chảy ra từ lỗ sinh dục thì tiến hành thụ tinh cho trứng.

Với cá cái, trứng được vuốt vào bát men khô sau đó dùng tuyến sinh dục của cá đực đã được cắt nhỏ nghiền nát trong cối sứ để trộn vào với trứng (khi cá bắt đầu rụng trứng, tiến hành vuốt trứng và mổ cá đực lấy tuyến sinh dục, dùng kéo cắt nhỏ, công việc này được tiến hành song song), dùng lông gà đảo đều trứng khoảng 1 - 2 phút cho trứng được thụ tinh. Trứng được rửa bằng nước sạch sau đó đưa vào dụng cụ ấp nở.

Phương pháp cho cá đẻ tự nhiên

Sau khi cá đực và cá cái được tiêm kích dục tố, cho cá đực và cá cái đẻ tự nhiên trong bể composite kích thước 2 m3, trứng tự thụ tinh. Tuy nhiên, hình thức thụ tinh khô cho kết quả tốt hơn trong sản xuất giống cá ngạnh.

Phương pháp ấp trứng

Ấp trong thùng xốp có sục khí. Kích thước thùng xốp (0,4x0,3x0,3) m. Sục khí thường xuyên để đảm bảo DO > 4 mg/lít. Mật độ ấp trứng: 9 - 12 trứng/cm2. Trong quá trình ấp phải đảm bảo nước sạch. Lưu tốc nước được chỉnh bằng van khoảng 0,2 lít/giây sao cho trứng được đảo nhẹ nhàng. Nhiệt độ duy trì trong quá trình ấp 28 - 300C. Trong quá trình ấp thường xuyên theo dõi trứng trong thùng loại bỏ trứng hỏng tránh hiện tượng nấm phát triển trên trứng hỏng lây sang trứng có chất lượng tốt.

6. Ương cá bột lên cá hương

Ương trong bể composite kích thước (1x1x1) m. Thời gian ương nuôi là 28 ngày, mật độ ương là 500 con/m2.

Môi trường nước bể trong quá trình phải đảm bảo các điều kiện sau: Nhiệt độ 25 - 300C, pH 7 - 8. Hàm lượng ôxy hòa tan > 3 mg/lít. Thức ăn: Hàng ngày vớt Daphnia, Monia cho cá ăn với mật độ cá thể 100.000 cá thể/lít.  Sau 2 - 3 ngày ương (3 - 4 ngày tuổi), cho cá ăn bổ sung thêm thức ăn chế biến (70% bột cá nhạt  + 20% lòng đỏ trứng), từ ngày thứ  10 trở đi kết hợp cho ăn giun quế. Cho cá ăn 2 lần/ngày, buổi sáng cho cá ăn lúc 5 - 6 h và buổi chiều cho cá ăn lúc 17 - 18 h.

Vận hành hệ thống ương: Thường xuyên kiểm tra hệ thống cấp nước và sục khí  đảm bảo vận hành liên tục trong quá trình ương. Xi phông bể trước hàng này để loại bỏ thức ăn dư, các chất bẩn lắng đọng và xác cá chết. Thường xuyên kiểm tra tình hình hoạt động và mức ăn của cá, chất lượng nước để kịp thời điều chỉnh.

7. Ương cá hương lên cá giống

Cá hương 30 ngày tuổi được ương trong bể composite kích thước từ (1x1x1) m, có hệ thống cấp nước và sục khí đảm bảo vận hành liên tục trong quá trình ương.

Trong thời gian ương nuôi thường xuyên vệ sinh bể nuôi, duy trì chế độ sục khí trong bể. Môi  trường nước bể trong quá trình ương đảm bảo các chỉ tiêu sau:  nhiệt độ 25 - 300C, pH 7 - 8. Hàm lượng ôxy hòa tan > 3 mg/lít. Sử dụng giun quế làm thức ăn, lượng cho ăn hàng ngày 5 - 7% khối lượng cá. Khi cho ăn, thức ăn phải rải đều xung quanh thành bể, để cá có thể  tiếp cận dễ dàng. Cho ăn mỗi ngày 2 lần, sáng 6 - 7h chiều 16 - 17h hàng ngày.

 

>> Cá ngạnh Cranoglanis bouderius (Richardson, 1846), họ cá ngạnh Cranoglanididae, giống cá ngạnh Cranoglanis (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2001). Do môi trường sống thay đổi và bị khai thác bừa bãi nên nguồn cá ngạnh trong tự nhiên đã bị cạn kiệt. Việc nghiên cứu tìm ra quy trình sản xuất cá giống có ý nghĩa quan trọng, nhằm bảo tồn và phát triển loài thủy sản có giá trị này.

 

Nguồn: www.thuysanvietnam.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 281

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 278


Hôm nayHôm nay : 26463

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 586733

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70814048