Thất thú vị là, nếu cắt bỏ phiến lá thứ tư có nhiễm bệnh trong vòng hai ngày sau khi chủng bệnh (dpi) đã cứu sống được một cách có ý nghĩa sự tăng trưởng của lá lúa, khẳng định rằng một cơ chất nào đó có chức năng ức chế và/hoặc có một tín hiệu nào đó phát sinh trong lá bị nhiễm bệnh (lá thứ tư), rồi chúng chuyển đến các lá ở bên trên (ví dụ lá tứ sáu, thứ bảy) vào lúa hai ngày sau khi chủng bệnh, kết quả làm ức chế tăng trưởng cực trọng. Phân tích sự thể hiện của các gen đóng vai trò “marker” trong các chu trình của phytohormone cho thấy hoạt động của chu trình truyền tính hiệu jasmonate (JA) và abscisic acid (ABA), sau đó là sự ức chế chu trình truyền tính hiệu của auxin, gibberellic acid (GA) và salicylic acid (SA), ở vị trí lá thứ sáu. Những gen này có liên quan đến sự dãn nở của thành tế bào được điều tiết theo kiểu DOWN.
Ở lá thứ tư bị nhiễm bệnh, chu trình JA được kích hoạt trong vòng 2 ngày) sau khi chủng bệnh nhân tạo (2 dpi, theo sau là hoạt động của ABA (3 dpi). Hơn nữa, sự ức chế lá bởi nhiễm bệnh đạo ôn được cứu sống từng phần trong dòng lúa đột biến coleoptile photomorphogenesis 2 (cpm2), giống bị khiếm khuyết trong khi mã hóa gen OsAOC (allene oxide cyclase). Các chu trình truyền tín hiệu JA ít nhất đó đóng góp phần nào vào sự ức chế tăng trưởng ấy. Nhìn chung, khi pathogen tấn công cây lúa ở giai đoạn mạ, cây lúa sẽ ưu tiên cho nội dung tự vệ trước, chóng lại xâm nhiễm của nấm, tạm thời làm ngưng tăng trưởng thông qua hệ thống kiểm soát các chu trình của phytohormone.
GS Bùi Chí Bửu lược dịch
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn