20:32 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thâm canh giống táo số 5

Thứ tư - 08/02/2017 09:20
Giống táo số 5 do Viện Nghiên cứu Rau quả chọn tạo, đã được Bộ NN-PTNT công nhận và cho phép sản xuất thử.

 

Đây là giống sinh trưởng, phát triển khỏe, phân cành nhiều, lá to hơi vặn, xanh vừa. Quả cho thu hoạch từ đầu tháng 1 đến hết tháng 2 (dịp tết Nguyên đán). Khi chín vỏ quả chuyển từ màu xanh sang hanh vàng.

m-h-nh-tr-nh-di-n-gi-ng-to-s-5092453215
 

Năng suất quả trung bình 12 - 15 tấn/ha, thâm canh tốt đạt 25 tấn/ha. Quả rất to, bình quân 10 - 13 quả/kg. Thịt quả giòn, ngọt mát như lê, ăn có vị thơm, rất hợp thị hiếu người tiêu dùng.

Thời vụ trồng: Miền Bắc trồng tháng 9 - 11 và tháng 2 - 4.

Đất trồng: Chọn đất có thành phần cơ giới nhẹ giàu mùn, tưới tiêu thuận lợi.

Mật độ trồng 400 - 600 cây/ha, khoảng cách 5 x (4-5)m/1 cây. Để có sản lượng cao ngay năm đầu có thể trồng mật độ gấp đôi (5 x 2,5m). Cứ 2 hàng táo nên đào một rãnh nước rộng 50cm, sâu 50cm để tưới tiêu.

Đào hốc trồng táo rộng 60 - 70cm, sâu 60 - 70cm.

Bón lót/1 hốc (trước trồng 5 - 7 ngày): Phân chuồng hoai mục 30 - 50kg, lân supe 1,5 - 2kg.

Trồng táo sâu cách mắt ghép 10cm. Trồng xong nén chặt đất, tưới đẫm nước và tủ gốc giữ ẩm bằng cỏ khô, rơm rạ. Tưới bổ sung khi gốc táo khô để cây sớm bén rễ hồi xanh và nhanh ra lộc.

gi-ng-to-s-5-t-i-vi-n-nc-ru-qu092452659
 

Bón thúc/1ha: Táo tuổi 1; 2 bón 200-300kg urê + 100-200kg kali + 300kg supe lân. Từ tuổi 3 bón 400-500kg urê + 200-300kg kali + 400-500kg lân supe. Chia phân bón 3 đợt:

Đợt 1 (sau trồng hoặc sau đốn 30 - 35 ngày) bón 30 - 50kg phân chuồng hoai mục + 1/3 lượng phân hóa học/1 hốc cây.

Đợt 2 (trước khi cây ra hoa rộ) bón: 1/3 lượng phân khoáng trên.

Đợt 3 (khi cây vừa đẫy quả): Bón nốt số phân còn lại.

Phòng trừ sâu bệnh:

- Ruồi vàng hại quả là đối tượng rất nguy hiểm, gây rụng quả hàng loạt, biện pháp phòng trừ là:

+ Thu nhặt tiêu hủy các quả thối, rụng bị ruồi hại.

+ Dùng bả diệt ruồi đực: Cắt một mảnh vải nhỏ (rộng 2cm, dài 10cm) nhúng vào thuốc Metyl Eugernol có pha 5% Nalet, treo vào các cành nhỏ dưới tán cây (chú ý che phòng mưa cho bả). Hoặc dùng vỏ chai nhựa loại 1 lít, khoét 4 lỗ tròn vuông góc giữa chai, cho vải đã tẩm thuốc Metyl Eugernol có pha 5% Nalet, rồi treo ngược chai dưới các tán cây (nơi râm mát) cách mặt đất 1 - 1,5m.

+ Phun hỗn hợp bả protein Ento-Pro 150DD và Sofri protein 10DD, định kỳ 7 ngày/1 lần phun hỗn hợp 100ml Ento-pro + 0,1gr Rigell 800WG + 0,8 lít nước sạch. Phun sau đậu quả 20 ngày tới kết thúc thu hoạch). Mỗi cây phun 1 điểm. Mỗi điểm phun 1m2 dưới tán lá cách mặt đất 1,5 - 2m. Cách 1 hàng táo phun 1 hàng. Cách 4 - 5m/phun 1 điểm. Lượng phun 50ml thuốc/1 điểm. Phun từ 8 - 10 giờ sáng ngày không mưa. Không phun thuốc trực tiếp lên quả. Cần phun đồng loạt trên diện tích lớn.

+ Dùng thuốc dẫn dụ Vizubon-D: Đổ hết chai thuốc diệt ruồi vào chai chất dẫn dụ, rồi lắc đều. Dùng miếng vải tẩm 1 - 2ml hỗn hợp thuốc trên, treo lên cây nơi râm mát cách mặt đất từ 1,5 - 2m, treo 2 - 3 bẫy/1.000m2, 7 - 10 ngày tẩm lại thuốc một lần.

Các đối tượng gây hại khác:

- Bọ xít xanh, rệp dính, sâu gặm quả (thời kỳ cây sinh trưởng mạnh): Phun thuốc Sherpa 0,1 - 0,15%.

- Bệnh sương mai: Phun Boocđô 1% (hoặc Ridomill 75WP 0,15 - 0,2%; Zineb 80WP 0,25%) vào chiều mát.

- Bệnh phấn trắng: Phun Byleston hoặc Anvil 0,1%.

- Nhện đỏ: Luân phiên sử dụng thuốc Otus 5SC; Danitol 10EC; Vimite 10ND; TP-Pentin 15EC... Chỉ phun thuốc khi mật độ nhện cao. Không phun định kỳ. Không để thuốc hóa học rơi rớt vào bẫy bả sinh học.

Đốn táo (giữa tháng 3): Táo tuổi 1, cắt bỏ toàn bộ cây chỉ để lại 20 - 25cm phần gốc thân chính. Tuổi 2, đốn để lại 40cm gốc thân chính và 3 cành cấp 1 dài 40 -50cm (thế chân kiềng). Tuổi 3 trở đi đốn cách vết cũ 15 - 20cm.

Thu hoạch quả đúng độ chín (quả to đẫy màu hanh vàng).

Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Hùng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Rau quả, giống táo số 5 đã trồng đạt hiệu quả cao ở nhiều địa phương miền Bắc. Cây rất sai quả, quả to, thu hơi sớm ăn không nhớt, thu hơi muộn ăn không bở, thu đúng độ chín, thịt quả rất giòn, thơm ngọt mát như ăn lê và có vị thơm. Thâm canh giống táo số 5 cần làm giàn gá đỡ chống gẫy cho cành quả và tỉa định kỳ quả sớm, bón đủ phân lượng phân bón, chú ý chọn loại phân bón kali có hàm lượng cao.

 

Theo Ths Nguyễn Hải Yến/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 430


Hôm nayHôm nay : 41569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 531242

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70758557