02:03 EST Thứ bảy, 11/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thay đổi phương thức nuôi, nếu không muốn ôm nợ

Thứ tư - 23/03/2016 00:20
Nhận diện được nguyên nhân thất bại trong nuôi tôm, một số hộ đã không còn “cố thủ” với quan điểm “được ăn cả, ngã về không” nữa. Thay vào đó là tìm cách giảm chi phí đầu tư...
Mô hình dèo tôm trong nhà của ông Tin

Mô hình dèo tôm trong nhà của ông Tin

Nhận diện được nguyên nhân thất bại trong nuôi tôm, một số hộ đã không còn “cố thủ” với quan điểm “được ăn cả, ngã về không” nữa. Thay vào đó là tìm cách giảm chi phí đầu tư, cách nuôi, giảm rủi ro và thay đổi đối tượng nuôi… Một số mô hình có hiệu quả đã tái nhen nhóm giấc mơ làm giàu của người nuôi trồng miền biển. Phá vỡ quy hoạch Nghệ An hiện có 2.000ha nuôi tôm, tập trung tại thị xã Hoàng Mai, các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc. Đây là con số thống kê của ngành chức năng, trên thực tế, diện tích nuôi tôm có thể còn lớn hơn. Điều đáng nói, việc mở rộng diện tích không gắn với quy hoạch đã khiến môi trường nuôi tôm ngày càng bị ô nhiễm nặng. Theo ông Trần Xuân Học, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng thủy sản Nghệ An, với quy trình mới trong nuôi TTCT thì tỷ lệ hồ lắng phải đảm bảo 50% diện tích; còn thời kỳ nuôi tôm sú quảng canh thì tỷ lệ này là 25 - 30%. Thực tế, lợi ích từ con tôm quá lớn đã khiến người nuôi tôm “quên” hết quy trình. Ngay cả khi cơn sốt TTCT đã diễn ra gần 10 năm thì tỷ lệ hồ lắng vẫn còn thấp hơn tỷ lệ quy định trong nuôi tôm sú. Ông Hoàng Xuân Tin, Chủ nhiệm HTX nuôi tôm Lộc Thủy (xã Quỳnh Bảng, Quỳnh Lưu) gọi việc bất chấp quy trình nuôi trồng ấy là “ý thức cộng đồng kém”. Đây chính là nguyên nhân khiến dịch bệnh trên tôm trở thành một vòng luẩn quẩn ám hại người nuôi. Quỳnh Bảng hiện có khoảng 100 ha nuôi tôm. Trong 3 năm từ 2012-2015, diện tích tăng thêm 30 ha chủ yếu là cải tạo ao hồ hoang hóa, tận dụng hồ lắng để nuôi tôm. Trước đây, khi quy hoạch vùng nuôi, Quỳnh Bảng được “ấn định” một tỷ lệ hồ lắng nhất định. Tuy nhiên, nhiều diện tích hồ lắng nay đã “biến” thành hồ nuôi. Vùng Lộc Thủy có 40 ha nuôi may mắn còn lại 1 ha hồ lắng. Tuy vậy, chừng đó vẫn còn quá nhỏ so với nhu cầu. “Thấy lợi, người nuôi mạnh ai nấy làm, tính cộng đồng không cao, hậu quả thì ai cũng phải chịu. Hầu hết các vùng nuôi tôm ở Hoàng Mai, Quỳnh Lưu đều lấy nước từ dòng sông Mai Giang, cửa lạch Quèn, lạch Cờn. Mật độ nuôi thâm canh cao, không ít hộ quá lạm dụng kháng sinh trong quá trình nuôi. Vì thế, sau 5 - 6 năm nuôi, hầu hết các hồ nuôi đều bị ô nhiễm, không có hồ lắng để xử lý mà phải xả thải trực tiếp ra sông Mai Giang, lạch Cờn, lạch Quèn rồi cũng chính từ đó lấy vào nuôi mà không được xử lý triệt để, tôm bệnh, chết, thất bại là điều đã được dự đoán trước. Ô nhiễm còn ra tận ngoài biển, những hộ làm đúng quy trình, thậm chí xây dựng hệ thống hút nước cách bờ gần 1km cũng phải chịu lây hậu quả”, ông Tin cho biết. Ngoài việc quy hoạch vùng nuôi tôm bị phá vỡ, thời tiết là nguyên nhân được đề cập đến nhiều nhất trong vài năm trở lại đây. Hiện tượng El Nino đã khiến lượng mưa giảm, độ mặn tăng cao, tôm nuôi sốc mặn, chết hoặc nhiễm bệnh, chậm lớn. Việc thiếu tôm giống cục bộ vào thời điểm chính vụ khiến một số hộ mua tôm trôi nổi, sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm cũng đã đem đến nhiều mặt trái. “Xu hướng ở Quỳnh Bảng hiện nay là sẽ có khoảng 10% diện tích sang nuôi xen canh tôm - cua - cá rô phi; 30% chuyển sang nuôi tôm sú. Tôm sú không phải là đối tượng nuôi ít bệnh nhưng nuôi tôm sú sẽ giảm được mật độ nuôi từ 100 con/m2 (nuôi TTCT) xuống còn 15 - 20 con/m2. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng sẽ giảm mật độ nuôi TTCT từ 100 con/m2 xuống 50 con/m2 nhằm giảm áp lực về môi trường nuôi. Cùng với đó, tại địa phương đã xây dựng một số mô hình nuôi theo hướng an toàn sinh học, không sử dụng kháng sinh mà chỉ dùng các chế phẩm sinh học trong nuôi tôm. Hi vọng, thời kỳ hoàng kim của con tôm sẽ sớm quay trở lại”, ông Tin trải lòng. Ông Trần Xuân Học cho biết thêm: “Thực tế, một số khâu, một số thời điểm trong nuôi trồng thủy sản cũng phải sử dụng kháng sinh nhưng lạm dụng quá lại đem đến hiệu quả ngược cho nông dân. Nghệ An hiện có 19 cơ sở SX tôm giống, mỗi năm xuất ra thị trường 1,2 tỷ con tôm. Về lý thuyết, số lượng tôm giống không chỉ đủ cho nhu cầu ở Nghệ An mà còn cung ứng cho thị trường miền Bắc. Nhưng thực tế, đến chính vụ vẫn thiếu cục bộ. Do thiếu hiểu biết, tâm lý ham rẻ, một số hộ đã mua tôm trôi nổi, tôm giống tại một số cơ sở không có uy tín, tôm chậm lớn, dễ nhiễm bệnh. Năm 2015, chúng tôi đã phát hiện và xử lý 3 trường hợp cung ứng giống tôm trôi nổi cho người nuôi”. Đã đến lúc phải thay đổi Năm 2014, diện tích nuôi tôm tại thị xã Hoàng Mai là 460 ha, sản lượng 2,7 nghìn tấn. Năm 2015, diện tích nuôi tôm tăng nhẹ nhưng sản lượng tôm sụt giảm còn 2,5 nghìn tấn. Xu hướng giảm năng suất không dừng lại nhưng người nuôi tôm vẫn quả quyết, chỉ khi nào con tôm không sống nổi thì mới chuyển sang đối tượng nuôi khác. Thế nhưng, ở một số nơi, người nuôi tôm đã biết “sợ”. Ông Hoàng Văn Trận, trú tại xóm Tân Thắng, xã An Hòa, Quỳnh Lưu là một người như vậy. “Năm 2009, sau nhiều năm nuôi tôm sú, tôi chuyển sang nuôi TTCT. Đến trước năm 2013, năm lãi nhiều nhất tôi cũng kiếm được 1 tỷ đồng. Thế mà đùng một cái, nghề nuôi tôm gần như chết đứng, bao nhiêu của nả đội nón ra đi”, ông Trận tâm sự. Đến năm 2013, cũng như nhiều hộ dân khác, việc nuôi tôm của ông Trận gặp nhiều khó khăn. Trước đây, ông chỉ nuôi trên dưới 90 ngày thì có thể xuất bán và đạt 11 tấn/ha, trọng lượng 70 - 80 con/kg, bán được giá. Giờ đây, mỗi năm ông chỉ nuôi được 1 vụ, kéo dài đến 5 - 6 tháng trời. Cùng với đó là chi phí, lượng thức ăn tăng, tôm nhỏ, bị chê ỏng, chê eo. “Nếu cứ kéo dài thế này thì lỗ nặng. Cứ “cố thủ” với con tôm, tôi sợ có ngày sẽ phải ôm… nợ. Phải tìm cách làm chậm, ăn chắc thôi, không mạo hiểm được nữa”, ông Trận chia sẻ. Xây dựng vùng tôm an toàn sinh học tại Quỳnh Bảng Tháng 4/2015, ông Trận thả 1 vạn con cua giống trên diện tích 1ha. Dù thời tiết nắng hạn kéo dài, độ mặn cao, lại nuôi vụ đầu chưa có kinh nghiệm nên tỷ lệ cua sống chỉ đạt 40% nhưng không vì thế mà thua lỗ. Con cua không kén thức ăn. Sáng sớm, ông ra cảng cá, thu mua các loại cá nhỏ, cá tạp đem về bảo quản bằng tủ lạnh. Khi con cua còn nhỏ, cá được băm nhỏ, nấu chín thả xuống hồ. Dần dần, cua chỉ ăn cá sống được băm nhỏ. Tuy hao hụt nhiều nhưng nhìn chung con cua rất ít bệnh. Sau 4 - 5 tháng, ông thu hoạch rải vụ và được trên 800kg cua thương phẩm. Giá bán thấp nhất là 250.000 đồng/kg, có thời điểm lên đến 380.000 đồng/kg. Tính ra, ông thu về 200 triệu đồng, trừ chi phí con giống, thức ăn lãi 160 triệu đồng. “Không còn cảnh nín thở hồi hộp chờ từng giây, từng phút khi tôm sắp đến ngày thu hoạch; cũng không còn cảnh chong đèn suốt đêm canh tôm lột xác, thay vào đó là chấp nhận lãi ít nhưng hệ số an toàn cao từ con cua. Năm nay, tôi tiếp tục thả 1ha cua và 1ha xen cua - tôm. Tất cả sẽ được cho ăn bằng cá tạp, không sử dụng thức ăn công nghiệp và kháng sinh. Tôi hi vọng, tỷ lệ sống sẽ cao hơn năm 2015 và nghề nuôi cua sẽ giúp tôi trả hết nợ ngân hàng", ông Trận phấn khởi. Tại An Hòa, từ khi nuôi tôm gặp khó thì cũng là lúc con cua được đưa vào nuôi. Đến nay, đã có 4/40 ha nuôi tôm chuyển sang nuôi cua. Xu hướng này vẫn chưa dừng lại trong bối cảnh nuôi tôm thất bát, đầu ra của con cua vẫn rộng mở. Nuôi cua, lãi thấp nhưng vẫn có thể làm giàu và đảm bảo cho người nuôi tránh được thua lỗ. Ngay cả ông Hoàng Xuân Tin, một trong những người nuôi tôm giỏi nhất Quỳnh Bảng cũng phải thú nhận, nếu buộc phải chuyển đối tượng nuôi thì không gì bằng con cua. Sắp tới, ông cũng sẽ chuyển 2ha đầm tôm sang nuôi cua. 
Nguồn:nongngiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 272

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 271


Hôm nayHôm nay : 37393

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 410220

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73457191