12:23 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thụ phấn bổ sung không ảnh hưởng đến chất lượng của quả Bưởi Phúc Trạch

Thứ hai - 27/03/2017 22:33
Đó là khẳng định của TS Vũ Việt Hưng- Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương.
TS.Vũ Việt Hưng đang trao đổi với ông Đỗ Khoa Văn –TUV, GĐ Sở KH&CN Hà Tĩnh về tính đặc trưng của bưởi Phúc Trạch Mặc dù to hơn bưởi gốc rất nhiều, nhưng Bưởi Phúc Trạch những vụ đầu chưa thể hoàn thiện về chất lượng cũng như hình dáng đặc trưng


Thụ phấn bổ sung trên cây Bưởi Phúc Trạch đã được khẳng định là một trong những đề tài thành công trên cây ăn quả có múi do Viện Nghiên cứu rau quả thực hiện vào đầu năm 2010 và đã được các nhà khoa học cũng như chính người dân trồng bưởi khẳng định. Chính vì thế trong vòng 5 năm trở lại đây số lượng vườn trồng Bưởi Phúc Trạch đã được tăng nhanh rõ rệt(Hiện tại toàn huyện có trên 18.000ha diện tích trồng bưởi, trong khi đó năm 2010 mới chỉ có 11.000ha - Theo Phòng nông nghiệp huyện Hương Khê). Đời sống của người trồng bưởi khá lên hẳn, niềm tin đối với các nhà khoa học càng được khẳng định.
Vụ bưởi 2016 đại được mùa, tuy nhiên theo phản ánh của một bộ phận người dân thì năm nay bưởi Phúc Trạch có vị chua hơn những năm trước. Điều này cũng đã phần nào ảnh hưởng đến giá bưởi bị xuống thấp, làm cho người trồng bưởi chưa thật sự vui khi được mùa.
Lần theo ý kiến của dư luận về nhận định năm nay bưởi Phúc Trạch có vị chua hơn những năm trước, mà theo họ là do dùng phấn của bưởi chua để thụ phấn cho bưởi Phúc Trạch. Chúng tôi tìm đến TS.Vũ Việt Hưng- Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương để tìm câu trả lời và được giải đáp:
Thứ nhất: Chất lượng của trái bưởi không ảnh hưởng gì trong việc thụ phấn bổ sung. Chất lượng của quả bưởi phải chăng chỉ bị thay đổi khi chúng ta tác động vào hạt của nó. Việc thụ phấn bổ sung là vì bản thân chúng không thể tự thụ phấn cho nhau, nên bằng biện pháp ghép cành hay tác động cơ học, nghĩa là dùng phấn của loại bưởi khác giống để bổ sung cho nó.

Một nguyên do khác được TS.Hưng đưa ra giải thích cũng trùng với nhìn nhận của cơ quan quản lý tại địa phương đó là: Kể từ những năm 2011, khi đề tàiNghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, phẩm chất bưởi phúc trạch tại Hương Khê – Hà Tĩnh”có kết quả,người dân bắt đầu khôi phục, trồng mới diện tích bưởi. Theo đó các vườn ươm giống cũng như diện tích trồng bưởi được người dân đầu tư một cách ồ ạt, các nhà quản lýcũng rất khó kiểm soát chất lượng cây giống cũng như quy hoạch diện tích trồng bưởi. Điều này chứng tỏ năm 2016, một lượng rất lớn trái bưởi năm thứ nhất, thứ hai chưa hoàn thiện về chất lượng cũng được đánh đồng với bưởi gốc lâu nămđưa ra thị trường.Trong khi đó người tiêu dùng chưa có kinh nghiệm phân biệt được bưởi gốc hay bưởi những vụ đầu, nên khi sử dụng cảm nhận một số quả chất lượng không được như những năm trước là có nguyên do. Điều này, đã làm ảnh hưởng không nhỏ cho thu nhập của những người đã phải “sống chết” với vườn bưởi gốc từ bao năm nay.

Ba phương pháp thụ phấn phổ biến được TS.Vũ Việt Hưng đưa ra khuyến cáo người trồng bưởi nên áp dụng:
 Một là, áp dụng phương pháp thụ phấn bổ sung thủ công đã được Viện NC rau quả phổ biến, dùng phấn hoa bưởi chua hoặc bưởi khác giống, thụ phấn bằng tay cho vườn bưởi;
 Hai là, trong vườn bưởi đang trồng, trên một số cây bưởi trong vườn, cắt bỏ 1-2 cành vượt, để nảy mầm phát triển đến bánh tẻ, sau đó tiến hành ghép mắt các giống bưởi khác giống (bưởi ngọt hoặc chua). Sau một năm, cành này đã ra hoa, là nguồn thụ phấn bổ sung cho cây đó và các cây xung quanh;
 Ba là, do vườn bưởi hiện nay quá dày, có thể loại bỏ một số cây kém hiệu quả, sau đó ghép cải tạo giống bưởi khác giống điểm vào trong vườn. Các cây ghép cải tạo này sau một năm cũng ra hoa, dùng để làm cây thụ phấn cho các cây bưởi xung quanh.


 
Quang Tùng – Sở KH&CN Hà Tĩnh
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 220

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 219


Hôm nayHôm nay : 42768

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 560969

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70788284