I. Các nhóm thức ăn cho heo
1. Nhóm thức ăn giàu năng lượng
Là nhóm nguyên liệu thức ăn có giá trị năng lượng cao từ 2500- 3000 Kcal/kg nguyên liệu (tính theo vật chất khô), chủ yếu cung cấp năng lượng cho các hoạt động như đi lại, thở, tiêu hóa thức ăn,…và góp phần tạo nên các sản phẩm (thịt, thai, sữa, tinh dịch,…).
2. Nhóm thức ăn giàu năng lượng gồm có:
-Hạt ngũ cốc và sản phẩm phụ của chúng: Ngô, thóc, tấm, cám gạo,…
-Các loại củ: Sắn, khoai lang, dong giềng, củ từ,…
Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng đạm cao chủ yếu tổng hợp thành đạm của cơ thể.
Nhóm thức ăn giàu đạm gồm có:
-Thức ăn có nguồn gốc thực vật: Đậu tương,vừng, lạc, khô dầu (lạc, đậu tương,…).
-Thức ăn có nguồn gốc động vật: Cá, bột cá, bột tôm, bột thịt, bột nhuộng tằm, giun đất, mối,…
Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng chất khoáng cao để tham gia vào quá trình cấu tạo xương và các bộ phận khác.
Nhóm thức ăn giàu khoáng bao gồm: Bột vỏ don, vỏ cua, vỏ ốc, vỏ trứng, bột xương,…
Hàm lượng khoáng trong khẩu phần thức ăn cho lợn quá mức quy định sẽ gây ngộ độc cho gia súc
5. Nhóm thức ăn giàu vitamin
Là nhóm nguyên liệu thức ăn có hàm lượng vitamin cao giúp tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
Nhóm thức ăn giàu vitamin bao gồm:
-Các loại rau, cỏ, lá cây, củ, quả (cà rốt, bí đỏ, su hào,…)
-Ngoài ra còn có các loại vitamin công nghiệp và các loại premix vitamin – khoáng nhằm cung cấp cả chất khoáng và vitamin cho vật nuôi.
II. Một số ảnh hưởng của sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong chăn nuôi heo
Thiếu năng lượng: Lợn sinh trưởng, phát triển chậm, năng suất và chất lượng sữa kém, lượng tinh dịch ít. Lợn con sơ sinh có khối lượng nhỏ
Thiếu đạm: Lợn sinh trưởng và phát triển chậm tích lũy nạc kém, năng suất và chất lượng sữa kém, lượng tinh dịch ít. Lợn con sơ sinh có khối lượng nhỏ.
Thiếu vitamin: Tỉ lệ chết phôi cao. Lợn con sơ sinh giảm sức sống, dễ bị chết yểu, dễ còi cọc, dễ mắc các bệnh về thiếu máu, về mắt, về da,…
III. Nhu cầu dinh dưỡng của các loại heo ở các giai đoạn khác nhau
Các loại lợn ở các giai đoạn tuổi khác nhau có nhu cầu dinh dưỡng rất khác nhau. Người chăn nuôi lợn cần nắm vững đặc điểm nhu cầu dinh dưỡng của từng loại lợn ở các giai đoạn để cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho lợn phát triển.
1. Đối với lợn cái hậu bị
Lợn cái hậu bị cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho cơ thể bước vào giai đoạn phối giống, mang thai và nuôi lợn con.
Nếu cho lợn cái hậu bị ăn quá nhiều tinh bột so với nhu cầu thì lợn quá béo dẫn đến nân sổi (không động dục) hoặc động dục thất thường, không thụ thai, tỷ lệ chết phôi cao dẫn đến đẻ ít con.
Nếu lợn cái hậu bị không ăn đầy đủ chất dinh dưỡng lợn sẽ bị gầy, chậm hoặc không động dục, kéo dài tuổi phối giống lần đầu, không tích lũy đủ cho cơ thể trong quá trình mang thai và nuôi con sau này.
Lợn nái chửa cần được cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để nuôi bào thai phát triển tốt. Thời gian chửa của lợn nái là 114 ngày (dao động từ 110- 118 ngày), được chia làm 2 giai đoạn với nhu cầu dinh dưỡng khác nhau dựa trên mức độ phát triển của bào thai:
Giai đoạn chửa kỳ 1( từ khi phối giống đến ngày chửa thứ 84): thức ăn phải đảm bảo số lượng và chất lượng để bào thai phát triển tốt và lợn mẹ tích lũy vào cơ thể chuẩn bị cho thời kỳ nuôi con.
Giai đoạn chửa kỳ 2 ( từ ngày chửa thứ 85 đến khi đẻ ): lượng thức ăn cần cho lợn nái chửa kỳ 2 tăng lên khoảng 25- 30% so với chửa kỳ 1 để cung cấp đủ dinh dưỡng nuôi bào thai phát triển. Thời kỳ này bào thai lớn nhanh (chiếm 65- 70% khối lượng lợn con sơ sinh).
3. Đối với lợn nái nuôi con
Lợn nái nuôi con cần được cho ăn đầy đủ chất dinh dưỡng để duy trì thể trạng của bản thân và tiết đủ sữa nuôi con.
Thức ăn cho lợn nái nuôi con cần giàu chất dinh dưỡng hơn thức ăn cho lợn cái hậu bị, lợn nái chửa. Cần tăng cả về số lượng và chất lượng thức ăn cho lợn nái.
Nhu cầu dinh dưỡng của lợn thịt được chia làm 3 giai đoạn: Lợn con khoảng 10- 30 kg, lợn choai khoảng 31- 60 kg, lợn vỗ béo từ 61 kg trở lên.
Lượng thức ăn hang ngày cho lợn thịt cần tăng dần tùy theo lứa tuổi và khối lượng lợn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng.
Nguồn: nguoichannuoi.vn