03:09 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tiềm năng từ mô hình trồng ngô trên đất dốc

Thứ tư - 14/06/2017 03:07
Vừa qua, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Bắc Trung Bộ (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) phối hợp với UBND huyện Như Xuân, Thanh Hóa tổ chức hội thảo đầu bờ, đánh giá kết quả mô hình trình diễn sản xuất ngô trên đất dốc.

 

Khảo sát tại Nghệ An và Thanh Hóa, ngô là cây trồng chủ lực (chỉ sau cây lúa), vừa đảm bảo giải quyết nhu cầu lương thực, vừa phát triển chăn nuôi và góp phần xóa đói giảm nghèo.

2155209157
Giống ngô CS71 bước đầu phát triển tốt trên những cánh đồng của thôn Thanh Xuân, xã Hóa Quỳ

Dù vậy quá trình triển khai vẫn còn tồn tại khá nhiều vấn đề, trong đó đáng chú ý là tính cân bằng chưa được duy trì. Khảo sát thực tế cho thấy, trong khi năng suất bình quân ở các huyện đồng bằng đạt mức cao (60 - 70 tạ/ha) thì tại các huyện miền núi chỉ quanh quẩn 30 - 35 tạ/ha. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc thiếu nguồn giống đảm bảo, cùng với đó là kỹ năng canh tác trên vùng đất đặc thù.

“Canh tác theo lối truyền thống và sử dụng các bộ giống cũ, thoái hóa, không phù hợp khiến cho năng suất bị ảnh hưởng, đồng thời góp phần gây suy thoái tài nguyên đất, làm mất dần sức sản xuất. Để giải quyết tận gốc, nhất thiết phải xây dựng các quy trình kỹ thuật canh tác thích hợp với điều kiện của từng vùng miền”, ông Trịnh Đức Toàn, Phó Viện trưởng Viện KHKT nông nghiệp Bắc Trung Bộ nhận định.

Từ thực tế trên, Viện KHKT nông nghiệp Bắc Trung Bộ đã gấp rút thực hiện một số nội dung của đề tài “Nghiên cứu xây dựng gói kỹ thuật nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất giống ngô tại các tỉnh miền Bắc”, áp dụng riêng cho 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.

Sau 3 năm thử nghiệm, nhiều bộ giống có tính năng vượt trội đang ghi dấu ấn đậm nét, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt là giống CS71.

Huyện miền núi Như Xuân có điều kiện khí hậu phức tạp, thường xuyên bị hạn hán kéo dài, kèm theo cả mưa lớn và lũ quét. Do đó, khả năng chịu hạn, chống đổ rễ và gãy thân của cây ngô là những yếu tố tiên quyết, tác động trực tiếp đến năng suất, chất lượng cuối vụ.

Theo dõi, đánh giá tại vụ xuân 2016 (xã Yên Lễ) và vụ xuân 2017 (xã Hóa Quỳ), CS71 là rất phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, đặc biệt là địa hình đất dốc của địa phương. Lâu dài sẽ là sự lựa chọn của nhà nông trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Trực tiếp tham gia mô hình, anh Nguyễn Văn Hùng, trú tại thôn Thanh Xuân, xã Hóa Quỳ khẳng định giống ngô CS71 có thời gian sinh trưởng ngắn, tỷ lệ nảy mầm đều, rễ chân kiềng to khỏe.

Mặc dù phải đối mặt với thời tiết bất lợi, đầu vụ khô hạn do lượng mưa trung bình thấp hơn cùng kỳ nhiều năm, giai đoạn trỗ cờ lại gặp nắng nóng cục bộ kéo dài, là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh, nhưng anh Hùng chưa phải sử dụng thuốc phòng trừ.

“Gia đình tôi triển khai trồng 3ha ngô CS71, dự kiến thu về khoảng 120 tấn ngô nguyên khối, với giá bán 900.000 đồng/tấn, vị chi vụ này lãi trên dưới 50 triệu đồng. Nếu thâm canh tốt mỗi năm có thể triển khai được 3 vụ, giá trị kinh tế vượt trội so với các loại cây trồng khác”.

Quá trình theo dõi cho thấy, thời gian sinh trưởng của CS71 kéo dài 120 ngày. Trên diện tích ô mẫu 5m2, CS71 cho khối lượng bắp bình quân 5,01kg, tỷ lệ hạt/bắp là 78,87%. Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, CS71 đạt năng suất 65,46 tạ/ha, vượt trội so với giống đối chứng (chỉ đạt 60,27 tạ/ha) và CS71 trồng theo phương pháp truyền thống (58,08 tạ/ha), hiệu quả kinh tế cao hơn 4 - 5 triệu đồng/ha .

Tham dự hội thảo, các đại biểu đều đánh giá cao giống ngô mới CS71. Từ những kết quả đạt được, đề nghị Viện KHKT nông nghiệp Bắc Trung Bộ tiếp tục triển khai mô hình khảo nghiệm và nhân rộng ở những vụ tiếp theo để làm cơ sở đánh giá chính xác độ đồng đều.

Để nâng cao năng suất, chất lượng của cây ngô trên vùng đất dốc, Viện KHKT nông nghiệp Bắc Trung Bộ khuyến cáo bà con nông dân sử dụng các bộ giống phù hợp với điều kiện ngoại cảnh là CS71, P4199 và NK4300.

Khi gieo trồng, đảm bảo tỷ lệ 7,5 vạn cây/ha, hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 19cm. Quá trình canh tác nên sử dụng thuốc Dibstar 50EC để phòng trừ cỏ dại; Regent 800WG phòng trừ sâu đục thân; Tilt Super hoặc Vicarben 50SC trừ khô vằn…

Theo Việt Khánh/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 214


Hôm nayHôm nay : 28485

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 348188

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73395159