09:31   Thứ Ba, 14/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Triển vọng từ nuôi cua mật độ cao

Chủ nhật - 25/08/2013 22:55
Qua 2 năm triển khai, Dự án nuôi cua mật độ cao (1 con/m2) của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III Nha Trang tại huyện Trần Văn Thời đã và đang mang lại hiệu quả rất cao, sản lượng thu được từ 1,5-2 tấn/ha, góp phần cải thiện cuộc sống người dân.
 

Tham quan mô hình trình diễn tại hộ ông Lê Văn Đây, ấp Tân Thành, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời, mọi người không khỏi ngạc nhiên vì tính hiệu quả của mô hình. Ông Đây thông tin: “Cua mới được 3 tháng tuổi nhưng tốc độ lớn rất nhanh. Với mật độ như thế này, khi thu hoạch, tôi cầm chắc trong tay trên 2 tấn cua”.

Luân canh hiệu quả

 
1
 Anh Lê Văn Hây, ấp Tân Thành, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời,
kiểm tra cua chuẩn bị thu hoạch.

Khi chuyển dịch cơ cấu sản xuất từ trồng lúa sang nuôi tôm, con tôm ngày càng rủi ro do nhiều yếu tố môi trường, dịch bệnh, vì thế, nông dân bắt đầu chú ý các đối tượng nuôi khác, trong đó có con cua. Song, nhiều năm qua, con cua vẫn là đối tượng “lót đường”, được ví là kinh tế phụ nên cả ngành chức năng và hộ gia đình chưa quan tâm hướng dẫn, ứng dụng kỹ thuật nuôi cũng như nhân rộng mô hình.

Ông Lê Văn Đây thừa nhận: “Những năm trước mua cua giống về thả không theo quy trình kỹ thuật nào, tôi không phơi đầm, thuốc cá, không quan tâm chất lượng con giống… nên tỷ lệ cua nuôi đạt không cao, lợi nhuận thấp, thậm chí bị lỗ vốn”.

Từ khi Dự án nuôi cua mật độ cao 1 con/m2 tại 2 xã Phong Điền và Lợi An được triển khai, bà con nông dân đã thay đổi cách nhìn, cách làm không mấy hiệu quả trong thời gian qua. Đó là kinh nghiệm lựa chọn con giống tốt, cải tạo ao đìa trước khi thả con giống, xả cạn nước, phơi đáy, đặc biệt là diệt các loại cá tạp, rắn, lịch. Đó là những yếu tố mang lại thành công cho vụ nuôi mà mô hình trình diễn mang lại.

Tổng chi phí cho toàn vụ nuôi dưới 35 triệu đồng/ha. Trong đó, nguồn thức ăn gồm cá phi, hến tại địa phương nên chi phí trên dưới 20 triệu đồng; tiền con giống 10 triệu đồng; cải tạo ao đìa 2 triệu đồng. 

Với mật độ 1 con/m2 tại 5 điểm trình diễn đã cho kết quả tỷ lệ sống trung bình của các ao từ 65-70%, cua đạt trọng lượng 250-350 g/con. Nếu giá cua y từ 100.000-120.000 đồng/kg như hiện nay thì sản lượng 1,7-2 tấn cua thương phẩm sẽ thu về từ 150-200 triệu đồng.

Nhiều hộ dân tham gia mô hình trình diễn chia sẻ kinh nghiệm, chăm sóc cua cần quan tâm đến lượng thức ăn, bởi thiếu ăn cua sẽ ăn thịt nhau, từ đó hao hụt nhiều và chậm lột xác. Nếu thức ăn dư sẽ lãng phí, gây ô nhiễm môi trường.

Cần nhân rộng mô hình

Phó Chủ tịch UBND xã Lợi An Võ Văn Lạc nhận định: “Ban Chấp hành Đảng bộ xã dự kiến thời gian tới sẽ chỉ đạo lồng ghép triển khai nhân rộng mô hình này trong toàn xã. Trong đó, các tổ chức Hội Nông dân, cựu chiến binh, phụ nữ… sẽ đi đầu thực hiện mô hình. Chúng tôi tin rằng, thấy hiệu quả thiết thực mà mô hình đạt được, nhiều bà con sẽ tự giác làm theo, góp phần tăng thu nhập cho gia đình”.

 
 1
 Trình diễn mô hình nuôi cua mật độ cao tại hộ ông Lê Văn Đây.

“Hằng ngày chúng ta theo dõi vấn đề dịch bệnh, quản lý tốt môi trường ao nuôi, rào lưới xung quanh để hạn chế cua bò từ ao này sang ao khác, tránh lây lan dịch bệnh. Mô hình này không những  góp phần giảm nghèo mà có thể làm giàu cho nông dân. Tôi nghĩ, khi bà con trong huyện, trong tỉnh nhận thấy hiệu quả từ mô hình trình diễn này, họ sẽ làm theo. Mô hình sẽ được nhân rộng”, ông Nguyễn Diễu, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III Nha Trang, nhận định.

Phó Phòng NN&PTNT huyện Trần Văn Thời Trương Thanh Hải đánh giá: “Qua 2 năm triển khai mô hình, chúng tôi nhận thấy con cua không có bệnh, vốn đầu tư, kỹ thuật, cải tạo so với đầu tư mô hình tôm sú ít hơn nhiều. 

Trong khi đó, giá cua ổn định, mức thấp nhất cũng từ 100.000 đồng/kg trở lên, nếu nuôi nghịch mùa thì từ 300.000-500.000 đồng/kg. Với lợi nhuận và hiệu quả mang lại từ con cua, điều mà chúng ta phải tính đến là nhân rộng cho nhiều hộ dân thực hiện mô hình này trong thời gian tới”./.

 
Nuôi cua mật độ cao là dự án của Bộ NN&PTNT, được Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III Nha Trang triển khai thực hiện: năm 2010, năng suất đạt 2,5-3 tấn/ha tại tỉnh Ninh Bình. Năm 2011, năng suất đạt 1,5-1,7 tấn/ha tại tỉnh Bến Tre. Năm 2012, tại xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời, năng suất đạt 1,7-2 tấn/ha và hiện tại 5 mô hình trình diễn tại xã Lợi An, năng suất ước đạt 1,7-2 tấn/ha. Với hiệu quả này, trung bình mỗi hộ thực hiện mô hình thu lợi nhuận trên 150 triệu đồng/vụ nuôi.
 
 Diệu Lữ
Theo baocamau

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 617


Hôm nayHôm nay : 151029

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 690327

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73737298



loading