12:13 EST Thứ năm, 02/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng bí vụ đông chắc ăn, dễ tiêu thụ và cho thu nhập khá

Thứ tư - 16/11/2016 06:11
Nếu như vùng lân cận Hà Nội, nông dân tập trung sản xuất cây vụ đông đầu tư lớn, giá trị cao thì các tỉnh khác ở đồng bằng sông Hồng lại ưu tiên lựa chọn cây chắc ăn, dễ tiêu thụ, cho thu nhập khá. Trong bối cảnh lực lượng lao động ở nông thôn hầu hết chỉ còn lại người già, những cây vụ đông đơn giản...

 

16-10-08_dsc_0313

Diện tích bí xanh tăng mạnh nhờ dễ trồng, thu nhập khá
 

Trong bối cảnh lực lượng lao động ở nông thôn hầu hết chỉ còn lại người già, những cây vụ đông đơn giản, tốn ít công lao động, đầu tư thấp đang được nông dân đón nhận.

Trong nhóm rau vụ đông, bí xanh, bí đỏ mặc dù lợi nhuận/diện tích không phải quá cao, nhưng lại là cây trồng đang duy trì và mở rộng được diện tích bởi tiêu thụ dễ và ổn định, không bị áp lực thời vụ thu hoạch như các loại rau ăn lá, quy trình SX cũng đơn giản, dễ dàng mở rộng diện tích.

Tại vùng SX vụ đông truyền thống ở huyện Lý Nhân (Hà Nam), xã Nhân Nghĩa nhiều năm qua là một trong những địa phương luôn đi đầu. Vụ đông 2016, xã này vẫn giữ được tới trên 200ha cây vụ đông các loại. Nếu như trước kia, rau ăn lá, dưa chuột bao tử hay các loại cây ưa ấm từng chiếm ưu thế thì những năm gần đây, cây bí đỏ lại được nông dân mở rộng diện tích, hiện đã chiếm trên 50% tổng diện tích vụ đông toàn xã.

Về Nhân Nghĩa những ngày này, những cánh đồng bí đỏ đã bò kín mặt ruộng, nông dân đổ ra đồng tập trung thu hoạch ngọn. Họ lí giải nhiều lí do và lợi thế giúp cây bí "lên ngôi".

Vợ chồng bà Bùi Thị Tuất ở thôn Đông Quan, xã Nhân Nghĩa đã ngoài 60 tuổi nhưng vụ đông năm nay vẫn trồng được 4 sào bí đỏ. Bà bảo, trồng bí đỏ rất nhàn và đơn giản. Ruộng lúa gặt xong ráo nước chân ruộng thì chỉ cần xẻ rãnh mặt ruộng thành từng luống dài, mỗi rãnh cách nhau 4m để thoát nước mặt ruộng khi gặp mưa, không cần phải làm đất. Bí đỏ đã gieo bầu sẵn chỉ cần đưa ra đặt bầu thành hàng dọc hai bên rãnh. Nếu có chế độ bón lót, chăm sóc tốt, chỉ sau khi đưa xuống chân ruộng tầm 1 tháng, ngọn bí đã bắt đầu bò kín mặt ruộng và ra quả non.

Theo bà Tuất, lợi thế của cây bí đỏ là trồng sớm, lại phát triển nhanh nên sau 1 tháng là đã có thể thu hoạch chồi để bán rau. Do lúc này các loại rau ăn lá vụ đông (thuộc cây ưa lạnh) chưa cho thu hoạch nên quả rau bí bán rất chạy và có giá, được các thương lái tới tận ruộng đặt mua.

Vào những năm thuận lợi, tỉ lệ bí ra quả nhiều, người dân có thể thu hoạch quả non để bán rau. Ngược lại, những năm rau vụ đông khan hiếm, hoặc do thời tiết không thuận lợi khiến tỉ lệ ra quả đạt thấp, người ta cũng có thể không cần thu hoạch bí quả già nữa, mà tập trung bón các loại phân đạm để chuyên thu hoạch rau.

Bí đỏ để thu hoạch bán quả già cũng có giá rất ổn định. Mỗi sào thường có năng suất khoảng 2 - 2,5 tấn quả, giá bình quân những năm gần đây thường là 10 - 12 nghìn đồng/kg, trừ chi phí cũng có lãi gần 15 triệu đồng/sào, chưa kể tiền bán quả rau đầu vụ.

16-10-08_dsc_0311
Bí trồng sau 1 tháng đã có thể thu chồi, ngọn, quả làm rau
 

“Bí đỏ lúc thu hoạch nếu không được giá thì có thể trữ lại, chờ lúc nào có giá thì bán nên không lo ế như các loại rau màu khác nên lúc nào thu nhập cũng ổn định trên 15 triệu đồng/sào”, bà Tuất cho biết.

Có lẽ vì những lợi thế này mà cây bí hiện phát triển rất tốt tại Hà Nam. Theo Sở NN-PTNT tỉnh này, vụ đông 2016 Hà Nam đã trồng được gần 2.400ha bí, vượt xa diện tích đậu tương (chỉ chưa đầy 2.000ha). Không chỉ Hà Nam, cây bí vụ đông cũng đang không ngừng mở rộng tại nhiều địa phương vùng ĐBSH như Thái Bình, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh…

Tại Thái Bình, huyện Hưng Hà là địa phương có diện tích bí rất lớn. Năm nay, chỉ riêng xã Duyên Hải đã gieo trồng tới trên 80ha bí xanh, bí đỏ các loại. Ông Phùng Văn Thân, Giám đốc HTX Nông nghiệp Duyên Hải cho biết: Trước đây, ngô là cây vụ đông chủ lực, tuy nhiên khoảng 3 năm trở lại đây, bí đã vươn lên là cây vụ đông số một.

“Trồng bí đầu tư thấp, công lao động không đáng kể nên mở rộng diện tích rất dễ. Thị trường tiêu thụ cũng đa dạng. Hiện bí được nhiều DN và thương lái đặt mua ngay từ đầu vụ. HTX đã ký hợp đồng tiêu thụ với giá từ 6 - 7 nghìn đồng/kg với Cty Cổ phần Chế biến thực phẩm Hải Dương”, ông Thân cho biết.

Ngoài bí, ớt cũng là cây vụ đông được nhiều địa phương duy trì diện tích ổn định. Tại Vĩnh Phúc, vụ đông 2016, một DN đã liên kết với nông dân tại nhiều địa phương trong tỉnh trồng khoảng 80ha ớt phục vụ XK sang các thị trường như Malaysia, Hàn Quốc…

Tại xã Hợp Thịnh (huyện Tam Dương), anh Phùng Đức Sơn ở thôn Tân Thịnh thuê trên 10ha đất trồng ớt. Anh Sơn cho biết, toàn bộ diện tích ớt được Cty liên kết đầu tư toàn bộ vật tư đầu vào và hướng dẫn kỹ thuật, sau đó mua lại sản phẩm với giá 7.500 đ/kg.

“Mỗi sào ớt đầu tư chỉ khoảng 3 triệu đồng, nếu đạt năng suất bình quân khoảng 1 tấn, trừ chi phí vẫn có lãi từ 4 - 5 triệu đồng”, anh Sơn cho biết.

Theo Lê Bền/nongnghiep.vn


Thei
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 34

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 32


Hôm nayHôm nay : 24277

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 41204

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73088175