00:46 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng nấm rơm trong nhà cho hiệu quả kinh tế rất cao

Chủ nhật - 14/08/2016 08:52
Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết mưa, nắng, trồng nấm rơm trong nhà có thể làm từ 6 - 8 vụ/năm, rơm nguyên liệu giảm, năng suất tăng nên mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.

 

* Tăng vụ, tăng năng suất

08-59-51_mo-hinh-trong-nm-rom-trong-nh-co-the-lm-qunh-nm-tn-dung-duoc-nguon-rom-nguyen-lieu-sn-co-ti-di-phuong-nng-sut-co-nen-mng-li-nguon-thu-lon-cho-nh-nong
Trồng nấm rơm trong nhà mang lại nguồn thu lớn cho nhà nông

 

Mô hình này đang được nhiều hộ nông dân ở Kiên Giang đầu tư làm, mang lại nguồn thu nhập khá.

Kiên Giang là tỉnh có đất trồng lúa lớn nhất ĐBSCL, với trên 300.000ha, trong đó nhiều diện tích trồng được 2 - 3 vụ/năm. Sau khi thu hoạch lúa xong, nguồn rơm rạ thường được đốt hoặc bỏ luôn tại ruộng, gây ô nhiễm môi trường. Nhất là khi thâm canh tăng vụ, thời gian cách ly giữa các vụ rất ngắn, chỉ khoảng 20 ngày nên rơm rạ không kịp phân hủy, gây ngộ độc hữu cơ cho lúa vụ tiếp theo.

Để khắc phục tình trạng này, ngành nông nghiệp Kiên Giang đã hỗ trợ nông dân triển khai mô hình máy thu rơm, cuộn lại thành bánh (bó). Ông Phù Khí Nguyên, PGĐ Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, máy thu rơm sử dụng công nghệ của Trung Quốc, loại gắn vào đầu máy kéo, có giá 60 triệu đồng/máy, trong đó trung tâm hỗ trợ 20 triệu đồng. Máy có thể thu được 3 - 4 ha/ngày từ nguồn rơm do máy gặt đập thải ra trên đồng ruộng.

“Với máy cuốn rơm, nông dân hạn chế việc đốt đồng, giảm ô nhiễm khói bụi. Đồng thời việc vệ sinh đồng ruộng chuẩn bị cho vụ lúa tiếp theo cũng dễ đàng hơn, tránh được hiện tượng ngộ độc hữu cơ do rơm ra không kịp phân hủy. Do đó, thời gian tới chúng tôi sẽ tăng cường hỗ trợ thêm loại máy này cho nông dân”, ông Nguyên cho biết thêm.

Từ nguồn rơm rạ do máy thu rơm mang về, Trạm Khuyến nông huyện Tân Hiệp đã hỗ trợ nông dân triển khai mô hình trồng nấm rơm trong nhà. Anh Cao Hoàng Anh, nông dân ở xã Thạnh Đông A tham gia mô hình chia sẻ: “Trồng nấm rơm trong nhà có chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với làm ngoài trời, nhưng bù lại năng suất cao và làm được nhiều vụ/năm nên hiệu quả kinh tế hơn hẳn”.

Theo tính toán của anh Hoàng Anh, để làm 250m2 nhà trồng nấm, tổng chi phí khoảng 36 triệu đồng, gồm cây, tôn làm mái che, mô tơ bơm nước, hệ thống máy phun sương, nhiệt kế… Nhờ đó, việc trồng nấm sẽ chủ động hơn, tiết kiệm được công lao động, kiểm soát tốt yếu tố môi trường như nhiệt độ, ẩm độ và không bị phụ thuộc vào thời tiết như khi trồng nấm rơm ngoài trời. Thời gian sử dụng được 3 năm, mỗi năm làm được 6 vụ, tính ra chi phí tăng thêm là 2 triệu đồng/vụ.

Về kỹ thuật trồng nấm, nông dân tham gia mô hình được cán bộ kỹ thuật của Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ, tập huấn hội thảo ngay từ đầu vụ. Trồng nấm trong nhà nên rơm có thể chất mô theo luống, chất trên kệ tầng hoặc chất từng cây đứng (chất quanh cọc) để tiết kiệm không gian.

Qua thực tế sản xuất, anh Hoàng Anh chia sẻ: “Nấm rơm cần nhiệt độ và độ ẩm cao. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát triển tốt ở giai đoạn ủ tơ là 33 - 35oC và 28 - 30oC khi ra quả thể. Ẩm độ không khí trong nhà nấm khoảng 80 - 90% và rơm ủ là 65 - 70% (nắm rơm bóp nhẹ nếu có nước rịn ra ở kẽ tay là vừa).

Sau khi rơm đã được ủ chín đúng kỹ thuật thì tiến hành cấy meo (chất nấm) và khoảng 8 - 11 ngày thì có quả thể. Nấm lớn rất nhanh, cần theo dõi thường xuyên để thu hoạch đúng giai đoạn khi nấm hình trứng. Mỗi được chất nấm thu hoạch được 2 đợt, cách nhau khoảng 7 - 8 ngày”.

Với diện tích 250m2 nhà, mỗi vụ gia đình anh Hoàng Anh thu hoạch được khoảng 750kg, cao gần gấp đôi so với cách ủ ngoài trời. Trong khi đó lượng rơm nguyên liệu lại giảm, chỉ 7 - 8 kg rơm/kg nấm, so với ủ ngoài trời cần tới 10kg rơm. Nấm thương phẩm tiêu thụ khá thuận lợi, chủ yếu bán ăn tươi, thương lái đến tận nơi thu mua với giá 60.000 đồng/kg. Với mức giá này, mỗi vụ chất nấm gia đình anh Hoàng Anh thu lợi nhuận gần 20 triệu đồng. Nếu giá cả ổn định và năng suất tương đương thì ước tính với 6 vụ nấm/năm, nguồn thu mang lại cho gia đình anh hơn 110 triệu đồng/diện tích 250m2.

Mới đây, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang tổ chức hội thảo, đánh giá hiệu quả về mô hình “Trồng nấm rơm trong nhà”, thu hút nhiều nông dân trong vùng tham gia, học hỏi kinh nghiệm và mạnh dạn đầu tư làm theo. Từ đó, nguồn rơm nguyên liệu cũng trở nên hút hàng, dịch vụ máy cuốn rơm làm không hết việc mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ.
Theo Đ.T. Chánh/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 120


Hôm nayHôm nay : 23755

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 343458

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73390429