00:31 EST Thứ hai, 25/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Quy trình kỹ thuật


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vùng, cơ sở nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh

Thứ ba - 12/07/2016 03:39
Ngày 2/6/2016, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT quy định về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 19/7/2016.

 

Điều kiện cần và đủ

Cơ sở sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản được chứng nhận an toàn dịch bệnh cần đảm bảo: Nước dùng trong sản xuất thủy sản giống phải được xử lý bảo đảm không mang mầm bệnh và không ảnh hưởng đến sức khỏe thủy sản; Áp dụng biện pháp phù hợp để bảo vệ, ngăn chặn các loài động vật xâm nhập vào khu vực sản xuất, nuôi; đảm bảo không rò rỉ nước từ nơi nuôi, giữ động vật thủy sản ra môi trường bên ngoài và ngược lại; Thủy sản giống nhập vào cơ sở phải có nguồn gốc từ vùng, cơ sở được chứng nhận an toàn dịch bệnh hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính của Phòng thử nghiệm được chỉ định đối với bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát; được kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành; Có nội quy, quy trình vệ sinh đối với từng công đoạn sản xuất, quản lý, sử dụng vật tư; quy trình xử lý khi dịch bệnh xảy ra tại cơ sở; thực hiện vệ sinh, khử trùng, tiêu độc dụng cụ sản xuất trước và sau khi sử dụng, vệ sinh cá nhân đối với người tham gia sản xuất, mua bán, vận chuyển, tham quan và phương tiện vào cơ sở; Người trực tiếp tham gia sản xuất thủy sản giống phải có kiến thức về bệnh mà cơ sở đang thực hiện giám sát, đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh; Có phòng thử nghiệm được chỉ định hoặc hợp đồng với phòng thử nghiệm được chỉ định đủ năng lực xét nghiệm đối với bệnh mà cơ sở đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh.

Ngoài ra, cơ sở có nhu cầu chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật thủy sản phải xây dựng và thực hiện kế hoạch giám sát dịch bệnh. Trong đó, đối tượng thuộc diện giám sát gồm: Động vật thủy sản cảm nhiễm, nghi nhiễm bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, mắc bệnh; Động vật thủy sản đang được nuôi tại cơ sở, mới nhập về cơ sở; Thức ăn dùng cho động vật thủy sản; Môi trường, chất thải, yếu tố trung gian truyền bệnh; Dịch bệnh, mầm bệnh cơ sở đề nghị chứng nhận an toàn.

Cũng theo Thông tư này, vùng nuôi trồng thủy sản được chứng nhận an toàn dịch bệnh cần đáp ứng các yêu cầu: Thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh theo quy định; Không xảy ra dịch bệnh động vật; Xây dựng và thực hiện kế hoạch giám sát dịch bệnh động vật thủy sản; Hoạt động thú y trong vùng được thực hiện.

Ngoài ra, các cơ sở hoặc hộ nuôi thủy sản trong vùng đăng ký chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật thủy sản phải đáp ứng các quy định tại Điều 15 tại Thông tư này và các quy định gồm: Việc sử dụng nguồn nước cấp hoặc xả thải nước, chất thải qua kênh cấp thoát nước chung phải được xử lý đảm bảo an toàn dịch bệnh; Trường hợp tất cả các hộ, cơ sở trong vùng mua thủy sản giống của cùng đợt sản xuất tại một cơ sở: Sử dụng Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc đại diện các cơ sở trong vùng đăng ký kiểm tra, xét nghiệm (với trường hợp mua giống tại địa phương); Nếu không, thủy sản giống nhập vào từng hộ nuôi phải có kết quả xét nghiệm âm tính của Phòng thử nghiệm được chỉ định đối với bệnh mà vùng đang thực hiện giám sát;

Cùng đó, vùng an toàn cần đảm bảo: Không có động vật thủy sản mắc bệnh đăng ký chứng nhận an toàn trong ít nhất 6 tháng trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký; Vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực hoặc đăng ký cấp lại đảm bảo không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký lại; Vùng có Giấy chứng nhận hết hiệu lực cần đảm bảo không có động vật thủy sản mắc bệnh được chứng nhận an toàn trong ít nhất 6 tháng kể từ khi ao, nơi nuôi giữ động vật thủy sản mắc bệnh cuối cùng của các cơ sở thuộc vùng được tiêu hủy hoặc kể từ khi xử lý xong động vật thủy sản phát hiện có mầm bệnh và nơi nuôi giữ.

 

Quyền lợi

Vùng và cơ sở được chứng nhận an toàn dịch bệnh được hưởng các quyền lợi theo quy định tại khoản 2 Điều 17, khoản 2 Điều 39 và khoản 2 Điều 55 của Luật Thú y; Được xem xét đề xuất bán động vật thủy sản thương phẩm mà không phải qua sơ chế, chế biến khi có công bố dịch tại địa phương theo quy định tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ NN&PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản; Được xem xét cấp chứng nhận đạt Quy phạm thực hành chăn nuôi tốt Việt Nam (VietGAHP) hoặc Quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam (VietGAP) khi có yêu cầu; Được ưu tiên tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm.

Theo Linh Anh/thuysanvietnam.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 290

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 288


Hôm nayHôm nay : 32687

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1170791

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71398106