21:52 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp » Sản phẩm chủ lực


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người sản xuất nhung hươu Hương Sơn mong chỉ dẫn địa lý

Thứ bảy - 24/06/2017 05:48
Sở KH&CN Hà Tĩnh và UBND huyện Hương Sơn đang xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ CDĐL "Nhung hươu Hương Sơn" với mong muốn nâng giá trị sản phẩm, thương hiệu, góp phần giảm tình trạng người nuôi bị ép bán nhung với giá chỉ bằng một nửa giá bán đến tay người tiêu dùng.

 

Chưa phát triển được thương hiệu
 
Sản phẩm nhung hươu Hương Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ (SHTT), Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể (NHTT) năm 2009. Từ đó đến nay, đàn hươu trên địa bàn huyện được quản lý, phát triển cả về quy mô và số lượng. Ông Nguyễn Kiều Hưng - Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Hương Sơn - cho biết, hiện toàn huyện có trên 36.000 con hươu sao.
 
Từ khi có NHTT, sản phẩm nhung hươu Hương Sơn được nhiều người biết đến. Tuy nhiên về đầu ra, nhung đang được bán theo thị trường tự do chứ chưa hình thành được sản phẩm hàng hóa theo chuỗi. Một khó khăn nữa là một số địa chỉ bán hàng trên mạng rao bán nhung hươu Hương Sơn, nhưng thực chất sản phẩm được sản xuất ở nhiều nơi khác.
 
“Điều này ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của nhung hươu Hương Sơn. Chất lượng của nhung hươu ở Hương Sơn một phần được tạo ra từ việc hươu ăn lá lộc đầu xuân, còn hươu ăn cỏ cho chất lượng nhung kém hơn. Chỉ có nhung hươu Hương Sơn được Cục SHTT cấp chứng nhận NHTT” - ông Hưng khẳng định.
 
Ông Nguyễn Huy Trọng - Trưởng phòng Quản lý công nghệ - SHTT, Sở KH&CN Hà Tĩnh - cho biết tình trạng mạo danh nhung hươu Hương Sơn xảy ra phổ biến ở các thị trường khác như Hà Nội và TPHCM. “Thậm chí ở miền Nam họ nuôi nai, nhưng cũng nói là hươu sao của Hà Tĩnh. Vì vậy, địa phương đang có các biện pháp để bảo vệ thương hiệu, giúp bà con yên tâm sản xuất” - ông Trọng cho biết.
 
Một trại nuôi hươu ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Ảnh: INT
Theo ông Hưng, hiện nay bà con Hương Sơn đang bán nhung hươu với giá khoảng 10-15 triệu đồng/kg, nhưng thương lái mang vào TP HCM có thể bán đến 25 triệu đồng/kg: “Giá bán thực chất phải từ 20 triệu đồng/kg trở lên mới kích thích người dân đầu tư phát triển tổng đàn, bởi con hươu mỗi năm chỉ lấy được một lứa nhung nên nếu bán giá như hiện nay, người sản xuất rất thiệt thòi. Trung bình mỗi con hươu đực chỉ cho doanh thu từ 8-15 triệu đồng/năm, hươu cái từ 5-7 triệu đồng/năm”.
 
Ông Hưng cho rằng nguyên nhân của tình trạng này là sản phẩm chưa phát triển được thương hiệu và quảng bá một cách sâu rộng trên thị trường, chưa khẳng định được phẩm chất đặc trưng của sản phẩm gắn với yếu tố nguồn gốc, đặc biệt là về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, hệ thực vật, thức ăn, con giống, quy trình nuôi...
 
Xây dựng chỉ dẫn địa lý
 
Ông Nguyễn Huy Trọng cho biết, Sở KH&CN Hà Tĩnh đang cùng với UBND huyện Hương Sơn xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý “Nhung hươu Hương Sơn”. Việc xây dựng chỉ dẫn địa lý giúp xác định được tên tuổi, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm gắn với ưu thế về địa lý, khí hậu và tập quán chăn nuôi lâu đời của người dân chăn nuôi, từ đó xác định được chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, tăng cường lợi thế cạnh tranh, thúc đẩy phát triển sản phẩm quý hiếm có giá trị.
 
“Nếu làm được chỉ dẫn địa lý, chúng tôi sẽ mở rộng được sản phẩm cả ở thị trường trong nước và thế giới để khách hàng biết đến nhung hươu Hương Sơn nhiều hơn, người nuôi yên tâm hơn khi đầu tư phát triển tổng đàn. Khi nhiều người biết đến, giá của nhung hươu sẽ được trả về đúng giá trị, chất lượng của nó” - ông Hưng kỳ vọng.
 
Cùng với đó, để khuyến khích các hộ chăn nuôi hươu sao, UBND huyện Hương Sơn đã vận động thành lập các hợp tác xã nuôi hươu, đầu tư hỗ trợ kinh phí và lãi suất cho những gia đình nuôi từ 10-20 con trở lên. Cụ thể, bà con khi vay vốn đầu tư được chính quyền “gánh” giúp một nửa lãi suất.
 
“Hà Tĩnh đang đầu tư xây dựng trung tâm giống hươu sao và chế biến các sản phẩm từ nhung hươu. Huyện Hương Sơn cũng mời gọi doanh nghiệp về đầu tư nhà máy chế biến các sản phẩm nhung hươu tại cụm công nghiệp Khe Cò. Hiện đã có công ty quyết định đầu tư với quy mô nhà máy dự kiến 2ha” - ông Hưng cho biết.
 
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhung hươu có các thành phần collagen, canxi, phospho… với tác dụng tái tạo sụn, khớp, hình thành các mô liên kết. Lượng đạm, axít béo, magne, proteglycan, glycosaminoglycan... cao trong nhung hươu cũng rất tốt cho hệ miễn dịch và xương khớp. Ngoài ra, nhung hươu cũng chứa các axít amin, đường, vitamin A, các nội tiết tố sinh dục, sphingomyelin, ganglioside, prostaglandin giúp tăng cường sinh lực và chống lão hoá hiệu quả.
Theo Phương Nguyễn/khoahocphattrien.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 211

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 203


Hôm nayHôm nay : 54673

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1028171

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72710880