00:18 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp » Sản phẩm chủ lực


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phát triển nghề thủ công mỹ nghệ: Cần tập trung sản phẩm chủ lực

Thứ tư - 10/10/2012 09:22
Là một quốc gia có thế mạnh về những sản phầm làng nghề truyền thống, góp phần tạo việc làm cho hơn 11 triệu lao động nông thôn, trong đó có địa phương thu hút hơn 60% lao động, đổi mới bộ mặt cho quê hương đất nước. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các làng nghề đang lâm vào cảnh "thoái trào", cần hướng đi mới để phát triển bền vững.

Đó là nội dung được tập trung thảo luận tại “Diễn đàn tư vấn thiết kế mẫu mã và tìm đầu ra cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ VN” được tổ chức tại Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp, Bộ NN- PTNT mới đây.
 
Nghề bỏ nghề?
 
Trong chuyến khảo sát mới đây tại một số làng nghề ven đô cho thấy, đã có trên dưới 30% các hộ sản xuất đã bỏ nghề. Nói như vậy không ngoa vì thực tế cho thấy, nếu trước đây, gốm sứ làng nghề Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) vốn nổi tiếng là phát triển tốt và thích ứng nhanh với cơ chế thị trường, kim ngạch xuất khẩu luôn dẫn đầu các làng nghề trong cả nước, quyết việc làm cho khoảng 6.000 lao động thì giờ đây con số đó chỉ còn một nửa và lượng khách mua hàng cũng sụt giảm, nhiều đơn hàng bị cắt, lượng hàng tồn kho cao.
 
Cùng chung “số phận” với gốm sứ Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc xã Phú Túc, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội; làng nghề chạm khắc gỗ Ðông Giao, xã Lương Ðiền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương; làng nghề gỗ mỹ nghệ Ðồng Kỵ, Từ Sơn (Bắc Ninh)... Ở các làng nghề này, cảnh đìu hiu vắng bóng khách tham quan, mua sắm là không khí bao trùm.
 
Ngay cả người tiêu dùng trong nước cũng gặp phải tình trạng “rối như tơ vò” khi muốn lựa chọn sản phẩm làng nghề. Có tỉnh có tới hàng trăm sản phẩm, nhưng không có sản phẩm nào nổi tiếng hoặc nhiều tỉnh có chung một loại sản phẩm.
 
Chị Nguyễn Thị Minh (Bình Lục, Hà Nam) nói: “Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ… đều rất nhiều làng nghề mây tre đan. Tôi thấy bạn tôi có một cái bình hoa bằng mây tre đan rất đẹp, muốn tìm mua, nhưng không biết tìm ở đâu”. Một số chủ cơ sở sản xuất hàng thủ công ở làng nghề còn cho biết, hiện nay đang xảy ra tình trạng mua bán sản phẩm, thuê gia công giữa các làng nghề có cùng mặt hàng. Điều này dẫn đến sản phẩm làng nghề tiếp tục bị phân tán, giảm bản sắc.
 
Vì sao?
 
Từ năm 2006, Chỉnh phủ đã ban hành Nghị định số 66/2006/NÐ-CP về khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, và Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề cũng được phê duyệt từ tháng 10-2011, nhưng theo Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam Lưu Duy Dần thì đến nay các làng nghề vẫn đang phải đối mặt với khó khăn chồng chất.
 
Theo số liệu điều tra và báo cáo kiến nghị của nhiều địa phương, có 18/51 tỉnh, thành cho rằng, đang có sự chồng chéo về quản lý ngành nghề nông thôn giữa các cơ quan nhà nước từ T.Ư đến địa phương. Một số nội dung quy định tại Nghị định 66 như quản lý chất lượng sản phẩm làng nghề, đào tạo nhân lực làng nghề chưa có hướng dẫn cụ thể của các Bộ, ngành có liên quan. Chưa có chính sách phát huy sự tham gia, liên kết giữa cơ sở sản xuất ngành nghề nông thôn với các nhà đầu tư và thị trường. Ngay như quản lý nhà nước về môi trường làng nghề theo quy định là Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, nhưng lực lượng của phòng này khá mỏng cho nên việc quản lý môi trường làng nghề chưa được quan tâm đúng mức.
 
Trong khi đó, các chính sách về vốn tín dụng cho phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề theo quy định trong Nghị định 66/2006/NÐ-CP về khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn và các chính sách có liên quan còn nhiều vướng mắc, dẫn đến các hộ sản xuất, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
 
 
Không chỉ là vấn đề vốn, chia sẻ với chúng tôi nhiều chuyên gia cho rằng, tại các làng nghề hiện nay đang thừa lao động phổ thông nhưng lại thiếu trầm trọng lao động có tay nghề cao. Một bộ phận lớp trẻ tại nhiều làng nghề đã không còn mặn mà với nghề cha truyền con nối. Trong khi đó, việc phát triển nguồn nhân lực tại các làng nghề như đào tạo nghề, truyền nghề, tư vấn sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn... chưa được sự quan tâm đúng mức của chính quyền địa phương. Nguồn nhân lực tay nghề cao thiếu hụt đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng các sản phẩm. Phần lớn các sản phẩm truyền thống cần đến độ tinh xảo, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, thì nhiều làng nghề đã không đáp ứng được, dẫn đến mất dần thị trường truyền thống.
 
Bên cạnh đó, tình trạng sản xuất cầm chừng, xuất khẩu hàng hóa gặp khó khăn tại các làng nghề còn có nguyên nhân từ việc các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và quốc tế chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Nhiều Hội chợ làng nghề trong nước cũng được tổ chức nhưng chỉ dừng lại ở mô hình các gian hàng trưng bày, khách hàng đến tham quan là chính, chưa có tác dụng kích thích tiêu dùng. Ngoài việc các sản phẩm làng nghề thường chậm đổi mới mẫu mã, thì chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp dường như vẫn chưa "đánh trúng" tâm lý của người tiêu dùng- một vị chuyên gia nông nghiệp chia sẻ.
 
Tập trung sản phẩm chủ lực
 
Thứ trưởng Bộ NN- PTNT Diệp Kỉnh Tần cho rằng, các địa phương cần phải tập trung những sản phẩm chủ lực để xây dựng và phát triển. Theo Thứ trưởng Tần, việc tập trung vào một số sản phẩm chủ lực, có tầm vóc quốc gia này không có nghĩa là xem nhẹ các sản phẩm, các làng nghề còn lại mà đây là cách làm tập trung, thí điểm; từ đó sẽ lan tỏa sang các làng nghề khác. “Việc chọn sản phẩm làng nghề chủ lực, cũng sẽ làm cho sự hỗ trợ của Nhà nước mang tính tập trung, hiệu quả hơn” - ông Tần khẳng định.
 
Một vị lãnh đạo Hiệp hội làng nghề đã rất thẳng thắn cho rằng, để các chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn, làng nghề có hiệu quả cao hơn, tạo môi trường thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia phát triển sản xuất, thì quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn cũng cần có điều chỉnh phù hợp. Cần sửa đổi, bổ sung Nghị định số 66/2006/NÐ-CP  của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn, trong đó sửa đổi, làm rõ một số nhóm ngành nghề và bổ sung một số chính sách phù hợp với chủ trương, chính sách xây dựng nông thôn mới. Các chính sách tín dụng cho ngành nghề nông thôn cũng phải được xây dựng trên cơ sở phù hợp với thực tế sản xuất.
 
Theo Bộ NN- PTNT, định hướng phát triển ngành nghề nông thôn giai đoạn 2012- 2020 là thực hiện quy hoạch phát triển ngành nghề, làng nghề phải gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương. Phát triển ngành nghề nông thôn cần phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, gắn với quy hoạch vùng nguyên liệu, hệ thống giao thông đầu mối. Ðáng chú ý, cần đẩy mạnh thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề phù hợp với chủ trương xây dựng nông thôn mới. Muốn làm được điều này, cần có sự hỗ trợ từ nhiều phía, từ T.Ư đến địa phương và các tổ chức Hiệp hội cũng như ý thức xây dựng làng nghề phát triển bền vững của mỗi hộ dân.
 
Mai Thanh

Theo dddn.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 260


Hôm nayHôm nay : 20984

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 538486

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70765801