02:25 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp » Sản phẩm chủ lực


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sống động cây có múi vùng Tây Hà Tĩnh: [Bài 2] Lấy giống làm đầu

Chủ nhật - 03/11/2019 21:21
Thay vì trông chờ vào ngân sách đầu tư của nhà nước, để cho ra đời những cây giống chất lượng, sạch sâu bệnh, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh mạnh dạn áp dụng mô hình xã hội hóa công tác bảo tồn, sản xuất giống.


Doanh nghiệp chung tay

Phong trào phát triển cây ăn quả có múi ở Hà Tĩnh bắt nở rộ từ những năm 2012 – 2013. Thời điểm đó, nói không ngoa nhà nhà trồng bưởi, người người trồng cam, đến nỗi, tỉnh, huyện phải “tuýt còi” một số mô hình nhỏ lẻ để tránh tình trạng cung vượt cầu. Hiện tổng diện tích cam toàn tỉnh đã đạt hơn 6.700ha (trong đó, cam chanh hơn 5.530ha, cam bù 1.192ha); diện tích bưởi trên 3.180ha. Các địa phương SX diện tích lớn là Vũ Quang, Hương Sơn, Can Lộc, Hương Khê…

17-29-43_nh3
Hàng trăm cây đầu dòng các giống cây ăn quả có múi đặc sản của Hà Tĩnh đang được bảo tồn, nhân giống tại trại giống Truông Bát.

Phải khẳng định một điều, cây ăn quả có múi là sản phẩm chủ lực đánh thức tiềm năng đất đai, thổ nhưỡng các huyện phía tây tỉnh Hà Tĩnh. Nhiều hộ gia đình đã trở thành triệu phú, tỷ phú nhờ cây cam, cây bưởi. Tuy nhiên, một tồn tại cũng cần phải nhìn nhận, hầu hết người sản xuất vẫn chưa chú trọng vào công tác chọn giống, dẫn đến nhiều diện tích cam, bưởi suy thoái trước tuổi, sâu bệnh hoành hành, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được kỳ vọng.

Thống kê chưa đầy đủ, đến thời điểm này toàn tỉnh có 13 cơ sở lớn SX giống cây ăn quả có múi đặt tại 4 huyện Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang và Can Lộc. Tuy nhiên chỉ có 4 cơ sở đủ điều kiện SX giống chất lượng cao gồm: Trại bảo tồn và nhân giống bưởi Phúc Trạch (trại giống Phúc Trạch); Khu bảo tồn, nhân giống và phát triển cam bù (trại giống Hương Sơn); DN tư nhân Tân Thanh Phong và Trại thực nghiệm, nhân giống cây ăn quả có múi, cây lâm nghiệp Truông Bát (trại giống Truông Bát).

Chính việc thiếu hụt nguồn giống chất lượng đã thôi thúc Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh hình thành ý tưởng xã hội hóa công tác bảo tồn, sản xuất giống, góp phần làm sống lại trại giống Truông Bát.

Trước hết phải kể đến sự vào cuộc của Cty TNHH đầu tư phát triển SXNN Vineco (Tập đoàn VinGroup). Cuối năm 2017, Vineco đầu tư 3,6 tỷ đồng hỗ trợ trại giống Truông Bát xây dựng nhà lưới, đường sá, hệ thống điện để thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, khảo nghiệm, sản xuất các giống cây ăn quả có múi bản địa như bưởi Phúc Trạch, cam Khe Mây, cam bù, quýt khốp Kỳ Anh và một số sản phẩm có lợi thế, có khả năng du nhập, phát triển ở địa phương như: Bưởi Đoan Hùng, bưởi Diễn, bưởi da xanh, cam Xã Đoài, cam CS1…

Ông Võ Tá Phong, Trại trưởng trại Truông Bát cho hay, sau gần 2 năm nâng cấp trại, đến thời điểm này trại giống Truông Bát đã bảo tồn được nguồn giống từ 400 cây S1, gồm các loại: bưởi Phúc Trạch, bưởi đường, cam chanh, cam bù để lấy mắt ghép. Đồng thời, nhân hơn 1 vạn giống cây giống các loại phục vụ nhu cầu SX của nông dân…

17-29-43_nh1
Ông Võ Tá Phong, Trại trưởng trại giống Truông Bát khẳng định, việc xã hội hóa công tác bảo tồn giống đang phát huy hiệu quả rất tốt.

Một doanh nghiệp khác cũng “nếm mật nằm gai” với người trồng bưởi Phúc Trạch, cam chanh Khe Mây nhiều năm là doanh nghiệp Tân Thanh Phong, huyện Hương Khê. Bình quân mỗi năm doanh nghiệp này cung ứng hàng triệu giống cây ăn quả có múi cho người sản xuất. Đặc biệt, để xây dựng được thương hiệu, cung ứng cho người dân những cây giống tốt nhất, ngoài đầu tư đồng bộ hệ thống mái che, hệ thống tưới tự động, cấp thoát nước… mỗi năm doanh nghiệp bỏ ra 5 – 7 tỷ đồng mua lô cây con, hạt giống, thuê nhân công. Tất cả đều hướng đến sản xuất hữu cơ, hạn chế sử dụng thuốc BVTV nhằm bảo vệ môi trường, sức khỏe cho nhân công.  

Người lao động đầu tư vốn

Cùng với sự vào cuộc của doanh nghiệp, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh là đơn vị đầu tiên trên cả nước huy động nguồn lực từ bán bộ, công nhân viên đầu tư cho công tác bảo tồn, phát triển giống cây ăn quả có múi. Ông Nguyễn Văn Trí, Giám đốc Trung tâm bảo: “Chưa ai làm mình dám làm, chưa ai làm mình chịu làm thì mới mong có đột phá. Và thực tế, những kết quả đạt được bước đầu đã cho thấy cách làm của Trung tâm đã đi đúng hướng”.

Ông Trí phân tích, nguồn lực để đầu tư cho một cơ sở bảo tồn, sản xuất giống có quy mô khá lớn, đó là chưa kể kinh phí để duy trì cơ sở đó. Vì vậy, việc kêu gọi doanh nghiệp, cán bộ công nhân viên chung tay đầu tư là cực kỳ cần thiết. Khi người lao động bỏ đồng vốn vào đầu tư họ sẽ tâm huyết và có trách nhiệm hơn, từ đó tạo ra sản phẩm đảm bảo sạch bệnh, kinh doanh thu lợi nhuận, sau đó tái đầu tư cho công tác bảo tồn.

“Hiện cán bộ công nhân viên trại giống Truông Bát đã đầu tư hơn 500 triệu đồng vào 6 giống cây đầu dòng trình diễn tại trại, gồm: cam chanh, cam bù, quýt Kỳ Anh, bưởi Phúc Trạch, bưởi đường và cam sành. Mỗi giống có 60 cây được bảo tồn, trình diễn ngoài trời”, ông Võ Tá Phong, Trại trưởng trại giống Truông Bát thông tin.

17-29-43_nh4
Doanh nghiệp Tân Thanh Phong đã đầu tư nhiều tỷ đồng xây dựng hạ tầng sản xuất giống cây lâm nghiệp, cây ăn quả có múi chất lượng cao.

Cũng theo ông Phong, trong năm 2019, Trại giống Truông Bát còn thực hiện một số đề tài nghiên cứu về sản xuất giống, nghiên cứu tổ hợp ghép, thời vụ ghép, các loại hạt giống gốc ghép. Những nghiên cứu này hỗ trợ tích cực cho việc điều chỉnh thời vụ ra hoa, đậu quả của cây trồng.

Được biết, toàn tỉnh Hà Tĩnh có 8 cây bưởi Phúc Trạch; 30 cây cam chanh tập trung ở các huyện Hương Khê, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Vũ Quang, Hương Sơn; 34 cây cam bù ở huyện Hương Sơn, Vũ Quang đã được công nhận là cây đầu dòng. Các địa phương, cơ sở đang tiếp tục đề xuất công nhận 15 cây đầu dòng cam Khe Mây và 15 cây quýt Kỳ Anh.

Giải pháp những năm qua Hà Tĩnh thực hiện để bảo vệ “kho” cây đầu dòng này là hỗ trợ 1 triệu đồng/cây cho các hộ dân chăm sóc, quản lý, phục vụ ngành chuyên môn lấy mắt ghép, bình tuyển, bảo tồn nguồn giống. Theo đó, trại giống Phúc Trạch bảo tồn 25 cây bưởi Phúc Trạch S0 và 450 cây S1; trại giống Hương Sơn bảo tồn 15 cây cam bù S0 và 400 cây S1; DN Tân Thanh Phong bảo tồn 200 cây bưởi, cam S1. Đây là những “tài sản” vô giá phục vụ việc bình tuyển, lấy mắt ghép nhân giống đảm bảo duy trì phẩm chất, đặc điểm sinh học, tính chống chịu của cây trồng; sạch bệnh truyền nhiễm và đảm bảo năng suất, chất lượng quả.

Đầu năm 2019, Viện Nghiên cứu Rau quả (Bộ NN-PTNT) phối hợp Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh bắt đầu thực hiện đề tài cấp nhà nước về “nghiên cứu, khai thác, phát triển nguồn gen cây quýt khốp Kỳ Anh và cam chanh Khe Mây”. Hiện Trại giống Truông Bát đang bảo tồn nguồn gen 30 cây S0 và 130 cây S1 của 2 giống cây ăn quả trên. Riêng phần xây dựng mô hình, Viện Nghiên cứu Rau quả đang triển khai tại huyện Kỳ Anh và Hương Khê.
Theo Thanh Nga - Quang Bửu/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 376

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 374


Hôm nayHôm nay : 32074

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1423096

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74470067