Gia đình anh Nguyễn Thanh Bằng, trú tại xã Quang Diệm (Hương Sơn - Hà Tĩnh) vừa cắt bán cặp nhung hươu “khủng” có trọng lượng 3,2 kg với giá 34,6 triệu đồng. Đến thời điểm này, đây là cặp nhung hươu có trọng lượng lớn nhất trên địa bàn huyện Hương Sơn.
Với sản lượng gần 15 tấn nhung hươu, người dân huyện miền núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) ước thu 160 tỷ đồng trong vụ khai thác lộc nhung đầu năm nay.
Thời điểm này, các cơ sở chế biến hải sản ở Hà Tĩnh đang tất bật thu mua nguyên liệu, chuẩn bị các điều kiện cơ bản để bắt đầu vụ sản sản xuất năm 2020, đảm bảo kịp số lượng, chất lượng sản phẩm cung ứng cho thị trường.
Những đồi chè xanh mơn mởn của người dân vùng thượng Kỳ Anh đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch đầu năm. Với 450 ha, trong đó có gần 300 ha cho thu hoạch, dự kiến năm nay người dân huyện Kỳ Anh sẽ thu về sản lượng 4.500 tấn chè búp tươi.
Ngư dân xã Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vừa “xông” biển đã đón “lộc” đầu năm với đầy ắp cá cơm trong khoang thuyền. Ngư dân vui mừng khi thu hàng chục triệu đồng mỗi ngày.
Hội đồng KH&CN Hà Tĩnh vừa đồng ý cho Công ty TNHH phát triển tài sản trí tuệ Việt (Hà Nội) triển khai thực hiện 2 dự án xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Nước mắm Kỳ Ninh” và “Mực Thạch Kim”.
Cùng với các vùng trồng cam “có tiếng” trên địa bàn Hà Tĩnh, nhiều sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu khác như mật ong, giò me, nước mắm, trầm hương, trầm cảnh… cũng đang được các đơn vị “rục rịch” chuẩn bị để tham gia Lễ hội Cam và các sản phẩm nông nghiệp lần thứ 3 sẽ diễn ra từ ngày 21 - 23/12.
Khép lại 4 vụ chè của năm 2019, người trồng chè ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã thu hoạch được 7.259 tấn chè búp công nghiệp, mang về nguồn thu 50.813 triệu đồng.
Lễ hội Cam và sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu Hà Tĩnh năm 2019 đang đến gần. Để tham gia các gian hàng tại mùa lễ lớn nhất trong năm cho sản phẩm chủ lực của vùng, các vựa cam trên địa bàn tỉnh đang gấp rút chuẩn bị, sẵn sàng cho ngày khai hội.
Từ ngày 26 – 28/9, tỉnh Hà Tĩnh tổ chức trưng bày 61 gian hàng với hàng trăm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của các địa phương đến với người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Năm 2019, dịch tả lợn châu Phi hoành hành khiến người chăn nuôi Hà Tĩnh “điêu đứng”, nhất là chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ. Trước thực trạng trên, Hà Tĩnh đang tập trung chỉ đạo các địa phương tái cơ cấu ngành chăn nuôi theo hướng bền vững .
Hà Tĩnh có diện tích trồng chè khoảng 1.200 ha, sản lượng trên 10 ngàn tấn chè búp tươi. Nhiều năm qua, cây chè đã giúp không ít gia đình xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.
Hứng chịu những khắc nghiệt của thời tiết nhưng cam Khe Mây ở xã Hương Đô (Hương Khê – Hà Tĩnh) năm nay vẫn trĩu quả và được giá bởi chất lượng của một sản phẩm thương hiệu.
Đã có thời điểm, bưởi Tiến Vua (bưởi Luận Văn) chỉ còn vài hecta, số lượng cây đầu dòng gần như tuyệt chủng. Thế nhưng, 9 năm sau, xã Thọ Xương, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) đã có trên 32 ha giống bưởi quý hiếm này.
Để tạo ra một quả cam VietGAP, hộ sản xuất phải đầu tư công và của gấp nhiều lần so với sản xuất thông thường.
Thay vì trông chờ vào ngân sách đầu tư của nhà nước, để cho ra đời những cây giống chất lượng, sạch sâu bệnh, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh mạnh dạn áp dụng mô hình xã hội hóa công tác bảo tồn, sản xuất giống.
Một loài cây quý, cấm không cho xuất khẩu giống, một thứ quả ngon đoạt giải trong cuộc đấu xảo toàn Đông Dương, từng phải trải qua giai đoạn chả ai còn muốn ngó ngàng.
Từ những con cá cơm tươi ngon, người làng biển Xuân Thành (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã chắt lọc nên thành phẩm nước mắm mặn mòi vị biển. Thứ nước mắm vàng óng, thơm ngon ấy đã khiến du khách thập phương nhớ mãi không quên…
Trong những năm qua, nghề sản xuất nước mắm truyền thống tại Hà Tĩnh đã có sự phát triển rõ nét, nhiều cơ sở sản xuất nước mắm đã khẳng định được thương hiệu và được người tiêu dùng tin tưởng lựa chọn. Có được thành quả đó chính nhờ sự mạnh dạn thay đổi tư duy trong sản xuất, áp dụng công nghệ qua khoa học tiên tiến, đầu tư cơ sở vật chất bài bản với mục đích nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế.
Vụ khai thác lộc nhung năm nay, sản lượng nhung hươu trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) ước đạt 14.000 kg, giá trị tương ứng 150 tỷ đồng.