Thay vì trồng chè hạt trung du như trước đây, nhiều năm nay, xã Hương Trà, Hương Khê (Hà Tĩnh) đã từng bước cải tạo, trồng mới diện tích chè bằng giống cành nhằm nâng cao năng suất.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tổ chức lấy ý kiến về 15 sản phẩm nông nghiệp chủ lực quốc gia, trong đó 5 sản phẩm đứng đầu gồm: 1- Lúa gạo; 2- Cà phê; 3- Cao su; 4- Điều; 5- Hồ tiêu.
Không thể ngờ rằng, trên mảnh đất cằn cỗi cộng với khí hậu khắc nghiệt như vùng đồi núi Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh bây giờ lại được phủ màu xanh ngát của chè.
Trên địa bàn huyện miền núi Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh tổng đàn hươu đã đạt 33.450 con, sản lượng nhung hươu đạt 12,21 tấn. Dự kiến, đến hết năm 2018, toàn huyện sẽ phát triển thêm 2.050 con hươu mới.
Nhờ nuôi hươu lấy nhung, nhiều hộ nông dân trên địa bàn huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Cho giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ rộng mở nên thời gian qua, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển nuôi hươu lấy nhung và xác định đây là vật nuôi chủ lực. Cũng nhờ nuôi hươu lấy nhung mà nhiều hộ nông dân trên địa bàn đã có thu nhập rất cao.
Ông Bùi Văn Lợi (tổ dân phố 10, thị trấn Tây Sơn, Hương Sơn, Hà Tĩnh) hiện đang sở hữu con hươu có cặp nhung độc đáo ”có một không hai”.
Gia đình ông Lê Xuân Minh - hộ nuôi hươu ở xã Sơn Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) vừa cắt cặp nhung “khủng” với trọng lượng 1,85 kg.
Người nuôi ong ở Vũ Quang, Hà Tĩnh phấn khởi bước vào vụ thu hoạch mới với những thùng mật vàng sóng sánh, thơm phức, hứa hẹn một vụ mùa bội thu với sản lượng ước đạt khoảng 50 tấn...
Mùa này, dạo quanh các thôn làng ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) không khó để bắt gặp những cảnh cắt lộc hươu. Nuôi hươu là nghề mũi nhọn trong phát triển kinh tế, được nhân dân Hương Sơn chú trọng trong những năm qua.
Lộc nhung là sừng của con hươu đực dạng lộc non, mềm và cho hiệu quả dinh dưỡng cao, có tác dụng bồi bổ cơ thể, giúp ăn ngon ngủ tốt, bổ thận tráng dương, rất tốt cho hệ miễn dịch và điều trị hiệu quả một số bệnh như suy nhược cơ thể,… Huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh may mắn được đất trời ban cho nhiều điều kiện đặc biệt về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, hệ thực vật, thức ăn, con giống, … phù hợp với sự phát triển của con hươu.
Tạm gác những hương vị của chén rượu nồng và bánh chưng xanh, bà con ngư dân lại bắt đầu dong thuyền ra khơi đánh bắt hải sản. Những chuyến đi trở về cơ man nào là tôm cá đầy khoang, báo hiệu một năm mới mưa thuận gió hòa cho nghề khai thác hải sản thắng lợi.
Trong vườn hoa trái xứ Nghệ, cam bù Hương Sơn là bậc "đế vương". Vị trí ấy không chỉ ở hình dáng, màu sắc mà chủ yếu chất lượng sản phẩm. Thu hoạch vào dịp tết, mọng nước, ngọt đậm đà, hương vị thơm ngon, bổ dưỡng. Cảm cúm, cam bù chấm mắm tôm “xực” vài quả là bệnh tiêu tan. Ngày xưa cam bù là một trong những “của ngon vật lạ” tiến vua, còn ngày nay, những người nông dân bình thường vẫn có điều kiện thưởng thức đặc sản ngày xưa chỉ dành vua chúa. Cam bù Hương Sơn đang đặt ra nhiều vấn đề về bảo vệ nguồn gen, xây dựng thương hiệu cũng như phát triển bền vững.
Là địa phương có diện tích trồng cam khá lớn, Hà Tĩnh nổi tiếng với nhiều giống cam đặc sản như: cam Khe Mây, cam Bù Hương Sơn, cam Thượng Lộc... Tuy nhiên, do một số sản phẩm chưa được xây dựng thương hiệu, cấp chỉ dẫn địa lý nên nông dân Hà Tĩnh vẫn đang loay hoay tìm đầu ra cho sản phẩm và chưa thể định hướng phát triển vườn cam một cách hiệu quả, bền vững... Trước thực trạng này, tỉnh Hà Tĩnh đang chỉ đạo các địa phương tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm xây dựng thương hiệu cho cam Hà Tĩnh.
Mùa bưởi năm nay, một cây bưởi của gia đình ông Nguyễn Văn Bình ở thôn 6, xã Hương Thủy, Hương Khê (Hà Tĩnh) cho gần 500 quả, tổng giá trị khoảng hơn 20 triệu đồng.
Dự án Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Phúc Trạch dùng cho sản phẩm bưởi của huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) đã hoàn thành mục tiêu và nội dung đề ra, khẳng định hiệu quả mang lại của việc sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ để nâng cao giá trị khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất Hương Khê (Hà Tĩnh) có được giống bưởi quý Phúc Trạch nổi tiếng trong cả nước. Không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, nguồn thu nhập chính cho nhiều gia đình làm vườn, thương hiệu bưởi Phúc Trạch còn là vẻ đẹp, niềm tự hào của mỗi người dân nơi đây.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Quốc Khánh vừa ký quyết định phê duyệt Dự án Bảo tồn, nhân giống và phát triển giống cây đặc sản bưởi Phúc Trạch giai đoạn 2016-2020, với kinh phí đầu tư hơn 60 tỉ đồng.
Trước nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch ngày càng cao của người tiêu dùng hiện nay, tỉnh Hưng Yên đang tìm cách nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm nhãn, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Sở KH&CN Hà Tĩnh và UBND huyện Hương Sơn đang xây dựng hồ sơ đăng ký bảo hộ CDĐL "Nhung hươu Hương Sơn" với mong muốn nâng giá trị sản phẩm, thương hiệu, góp phần giảm tình trạng người nuôi bị ép bán nhung với giá chỉ bằng một nửa giá bán đến tay người tiêu dùng.