01:52 EST Thứ năm, 19/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bộ trưởng Cao Đức Phát: Ngừng trồng mới cây cao su

Thứ ba - 15/07/2014 20:17
Trước tình hình giá mủ cao su xuống thấp nhất trong vòng 3 - 4 năm trở lại đây, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã chính thức yêu cầu không tiếp tục mở rộng diện tích cao su trồng mới, đồng thời, có chế độ cạo mủ thích hợp, giảm chi phí nhân công.
Cục Trồng trọt khuyến cáo áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong cạo mủ để giảm chi phí nhân công.

Cục Trồng trọt khuyến cáo áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong cạo mủ để giảm chi phí nhân công.

Diện tích tăng giá giảm mạnh

Tại Hội nghị sản xuất cao su 2014 tổ chức sáng 11.7 ở TP.HCM, Cục Trồng trọt cho biết, 6 tháng đầu năm nay, giá cao su đã xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua. Giá xuất khẩu cao su vẫn đang có chiều hướng tiếp tục giảm mạnh.

Cụ thể, giá cao su xuất khẩu giao dịch cuối tháng 5.2014 đạt khoảng 36 – 41 triệu đồng/tấn mủ sơ chế tùy loại. Đối với mủ cao su tươi, nông dân bán với giá 7.500 – 8.000 đồng/kg. Đến tháng 6.2014, giá bán cao su sơ chế chỉ đạt 40,5 triệu đồng/tấn, sát với giá thành khoảng 40 triệu đồng/tấn.

Trong khi đó, diện tích cao su cả nước những năm qua tiếp tục tăng mạnh. Tính đến giữa năm 2014, tổng diện tích cao su cả nước đạt 955.600ha, vượt hơn 115.600ha so với quy hoạch của Thủ tướng Chính phủ ký hồi đầu năm 2009. Diện tích cao su vượt quy hoạch chủ yếu tập trung tại các tỉnh Đông Nam Bộ như Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương…

Lý giải việc diện tích cao su tăng mạnh những năm gần đây, ông Trần Ngọc Thuận - Chủ tịch Tập đoàn Cao su Việt Nam, cho rằng, thời điểm giá cao su ở mức cao, từ 70 – 90 triệu đồng/tấn, nhiều người đã đổ xô vay tiền ngân hàng trồng mới cao su hoặc mua lại các vườn cây vừa trồng. Giá vườn cao su có thời điểm được rao bán với giá 800 triệu đến 1 tỷ đồng mỗi ha.

Đến nay, khi giá rớt xuống mức ngang với giá thành, những hộ trên bắt đầu rơi vào cảnh lỗ lã do lợi nhuận không đủ trả lãi ngân hàng. “Còn nếu vườn cây đạt mức năng suất 2 tấn/ha thì với giá như hiện nay, người trồng cao su vẫn có thể lãi từ 6 – 10 triệu/ha”- ông Thuận nhấn mạnh.

Trong khi đó, ông Phạm Đồng Quảng – Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt lại cho biết, năng suất bình quân cao su cả nước hiện chỉ đạt 17,4 tạ/ha. Một số địa phương đạt mức năng suất 2 tấn/ha chỉ có TP.HCM và Tây Ninh. Ngược lại, năng suất các vùng Bắc Trung Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ chỉ từ 11 – 12 tạ/ha.

Ngừng trồng mới, hạn chế cạo mủ

Theo dự báo, ngành cao su sẽ tiếp tục dư thừa trong 2 năm tới. Cụ thể, thế giới sẽ thừa hơn 650.000 tấn cao su trong năm nay, do đó, áp lực đầu ra của cao su sẽ căng thẳng hơn khi Việt Nam tiếp tục có thêm khoảng 400.000ha cao su đến tuổi đưa vào khai thác.

Trong điều kiện giá mủ cao su không có lợi cho người sản xuất như hiện nay, Cục Trồng trọt khuyến cáo các tỉnh không tiếp tục mở rộng diện tích trồng cao su. Đồng thời, áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong cạo mủ để giảm giá thành.

Đặc biệt, không trồng mới cao su tại vùng miền núi phía Bắc, gồm cả vùng đã được quy hoạch, gồm Sơn La, Điện Biên, Lai Châu. Thay vào đó, tập trung tái canh vườn cây hết tuổi khai thác và thâm canh vườn cây hiện có để tăng năng suất, chất lượng.

Đối với những vườn cao su ở thời kỳ đang kinh doanh, có thể giảm đầu tư phân bón, thay đổi chế độ cạo từ D2, tức 2 ngày cạo mủ 1 lần sang D3, D4, tức cách 3 - 4 ngày cạo mủ 1 lần, để giảm chi phí nhân công.

Đối với những diện tích cao su đã đến giai đoạn khai thác, Cục Trồng trọt khuyến cáo chưa tiến hành mở miệng cạo. Còn những vườn cao su lớn tuổi, có thể thanh lý, bán lấy gỗ để chuẩn bị cho trồng tái canh.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho rằng, ngành nông nghiệp sẽ kiên trì mục tiêu phát triển ngành cao su trên cơ sở tái cơ cấu, gia tăng giá trị, không chạy theo diện tích, tập trung vào nâng cao hiệu quả và tính bền vững của ngành. Theo đó, Bộ NNPTNT sẽ xem xét có gói tín dụng ưu tiên cho cao su tiểu điền, đẩy mạnh bảo hiểm nông nghiệp trên cây cao su…

Ngoài ra, trong năm nay, Bộ NNPTNT yêu cầu các địa phương tiến hành rà soát toàn bộ quy hoạch phát triển cao su, đánh giá cụ thể tình hình phát triển của loại cây trồng này để có hướng phát triển phù hợp.

Vẫn duy trì thị trường Trung Quốc

Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp, Trung Quốc là một trong những thị trường chủ yếu không chỉ của cao su Việt Nam mà còn của các nước có diện tích cao su lớn như Ấn Độ, Indonesia…

Do đó, nếu quan hệ thương mại giữa hai nước “có vấn đề”, cao su Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp có ý định đi “đường vòng” để xuất khẩu cao su vào Trung Quốc, thông qua Campuchia, Singapore… để đảm bảo tiêu thụ được sản phẩm. 
 
  Theo danviet.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 127

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 126


Hôm nayHôm nay : 23135

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 794448

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72477157