12:23 EST Thứ ba, 03/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyển biến ý thức trồng rừng gỗ lớn

Thứ tư - 30/10/2019 03:56
Thanh Hóa có diện tích rừng và đất lâm nghiệp lớn với khoảng 100 nghìn ha rừng trồng. Xác định đây là nguồn lực lớn phát triển kinh tế, Thanh Hóa đã có nhiều chính sách trồng rừng gỗ lớn. Ý thức người dân cũng đã có sự chuyển biến.

16-47-49_1
Ông Phạm Văn Quý bất ngờ với giá trị rừng gỗ lớn mang lại.

Ông Phạm Văn Quý, một hộ trồng rừng tại thôn Ba Bái, xã Xuân Thái, huyện Như Thanh cho biết, trước đây, ông trồng keo mục đích là để bán nguyên liệu gỗ dăm. Tuy nhiên, thời gian gần đây, khi ông thử để một ít diện tích chuyển hóa sang rừng gỗ lớn thì rất bất ngờ vì hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt. Từ chỗ thử nghiệm mang lại hiệu quả, ông dự tính, chu kỳ keo tới đây sẽ chuyển một phần diện tích sang trồng rừng gỗ lớn.

“Mỗi chu kỳ keo 5 năm có thể cho nguồn thu khoảng 80 triệu đồng/ha, trừ chi phí lãi khoảng 50 triệu đồng. Tuy nhiên, khi chuyển khoảng 1 ha keo sang rừng gỗ lớn, tôi thấy hiệu quả kinh tế tăng rõ rệt. Nếu để đến 11 năm mới khai thác, mỗi cây keo có thể bán được gần 1 triệu đồng. Tính ra, trồng rừng gỗ lớn hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều” – ông Quý cho hay.

Từ chỗ trồng 1.300-1.600 cây/ha, với 1 ha rừng chuyển hóa sang gỗ lớn, ông Quý chặt tỉa chỉ để khoảng 600-700 cây. Theo tính toán của ông Quý, sau 11 năm, tổng thu từ 1 ha keo lấy gỗ có thể đạt 400-500 triệu đồng. Ngoài ra, cành keo bán nguyên liệu có thể bù vào tiền giống và công chăm sóc. Trong khi đó, nếu trồng 2 chu kỳ keo gỗ nhỏ chỉ thu về khoảng 80 triệu đồng, lại mất 2 lần mua giống về trồng. Tính ra, trồng rừng gỗ lớn lợi ích kinh tế tăng 4-5 lần so với trồng rừng gỗ nhỏ.

Theo ông Quý, hiện nay người trồng rừng đã rất có ý thức trồng rừng gỗ lớn. Tuy nhiên, việc trồng rừng gỗ lớn tại địa phương vẫn còn những khó khăn nhất định: “Qua tập huấn, chúng tôi mới được biết trồng rừng gỗ lớn, ngoài lợi ích về kinh tế còn nâng cao việc bảo vệ môi trường, giảm bào mòn, rửa trôi đất. Hiện nay ở địa phương đã có nhiều hộ trồng rừng gỗ lớn hoặc chuyển hóa sang gỗ lớn. Tuy nhiên, chu kỳ trồng và khai thác dài, rủi ro cao nên nhiều hộ khó khăn vẫn đắn đo. Hiện tôi có 30 ha rừng, một phần trồng cỏ chăn nuôi, phần còn lại trồng rừng nhưng cũng chỉ mới chuyển một ít sang trồng rừng gỗ lớn”.

Trước đây, người dân Như Thanh chủ yếu trồng keo chu kỳ kinh doanh ngắn phục vụ nguyên liệu giấy và băm dăm, hiệu quả kinh tế thấp. Trong khi đó nhu cầu nguyên liệu gỗ và sản phẩm gỗ vẫn tiếp tục gia tăng.

Nắm bắt được thực trạng này, năm 2017, UBND huyện Như Thanh đẩy mạnh việc trồng rừng gỗ lớn. Huyện quy hoạch các vùng có tiềm năng, chỉ đạo các xã vận động các gia đình có diện tích đất lâm nghiệp chuyển sang trồng cây gỗ lớn. Với diện tích trồng rừng gỗ lớn đầu tư ngay từ đầu, UBND huyện trích ngân sách hỗ trợ 650 nghìn đồng/ha. Toàn huyện phấn đấu đến năm 2021 sẽ có trên 3 nghìn ha rừng trồng gỗ lớn. Đến nay, Như Thanh đã trồng được trên 1,2 nghìn ha rừng gỗ lớn.

Để phát huy tiềm năng thế mạnh về phát triển lâm nghiệp của địa phương, ngày 27/10/2016, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 4170/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển rừng trồng kinh doanh gỗ lớn đến năm 2020.

Theo đó, Thanh Hóa thiết lập vùng kinh doanh gỗ lớn tập trung đến năm 2020 với quy mô gần 56 nghìn ha, gắn với các nhà máy chế biến sâu phục vụ xuất khẩu.

16-47-49_2
Cán bộ HKL Như Thanh tuyên truyền người dân trồng rừng gỗ lớn.

Ngay sau quyết định này, Thanh Hóa đã xây dựng hàng chục mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn tại các huyện Thạch Thành, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Lang Chánh... Điển hình như các mô hình trồng rừng gỗ lớn tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Lang Chánh, Ban Quản lý rừng phòng hộ Sim (Như Thanh) và các hộ gia đình tại huyện Lanh Chánh, Thường Xuân, Như Thanh, Như Xuân...

Tính đến nay, Thanh Hóa đã trồng mới và chuyển hóa được trên 45 nghìn ha rừng gỗ lớn. Trong đó trồng mới 43.200 ha, chuyển hóa 2.300 ha. Các loài cây trồng chủ yếu là keo tai tượng Úc, trẩu, xoan ta, lim xanh, lát hoa...

Theo VÕ DŨNG - ĐĂNG HẢI/nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 118

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 115


Hôm nayHôm nay : 44237

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 146183

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71828892