08:23 EST Thứ sáu, 08/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đẩy mạnh phát triển các mô hình liên kết trong nông nghiệp

Thứ ba - 13/09/2016 21:45
Năng suất, chất lượng và giá trị tăng trưởng của ngành nông nghiệp đang có xu hướng giảm, phát triển kém bền vững. Trong điều kiện hội nhập quốc tế sâu rộng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì việc đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, xây dựng các mô hình liên kết, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh là những yếu tố mang tính chất sống còn.

 

Tại Diễn đàn “Phát huy vai trò của Doanh nghiệp trong nông thôn mới”, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho hay, vấn đề nông nghiệp – nông dân – nông thôn luôn là 3 mục tiêu lớn trong suốt quá trình chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện chủ trương đó, Chính phủ đã ban hành 2 chương trình cụ thể: tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Theo ông Nguyễn Văn Bình – Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế phát triển nông nghiệp và có đầy đủ các điều kiện để phát triển nông nghiệp, đóng góp quan trọng vào thị trường nông sản thế giới.

Tuy nhiên, tăng trưởng và phát triển nông nghiệp trong vài thập kỷ qua chủ yếu dựa trên cơ sở thâm dụng đầu vào sản xuất, nguồn lực con người và tài nguyên thiên nhiên. Điều này làm cho nông nghiệp Việt Nam phát triển thếu bền vững, đối mặt với nhiều khó khăn như giá trị gia tăng thấp, an toàn thực phẩm không đảm bảo và khả năng sinh lời thấp.

images931970_3anhkhoa1
Xây dựng các mô hình liên kết và đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp là nhu cầu bức thiết. (Ảnh:Internet)

Hiện nay, nền nông nghiệp Việt Nam đang đối mặt với 3 thách thức lớn. Đó là: khó khăn khi đưa công nghiệp hóa vào nông nghiệp trong thời kỳ hội nhập quốc tế; khó khăn trong kiểm soát sản xuất và đối mặt với tình hình biến đổi khí hậu diễn ra hết sức khắc nghiệt.

Trước vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, cần phải đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp với 3416 doanh nghiệp nông nghiệp hiện nay đóng vai trò hạt nhân, vừa là cầu nối để hướng đến tái cơ cấu và nền sản xuất hàng hóa hội nhập.

Cùng quan điểm trên, theo TS Võ Trí Thành (nguyên Phó viện trưởng CIEM), sản xuất nông nghiệp rất rủi ro bởi chu kỳ lên xuống rất cao, độ co giãn tiêu dùng nông sản là rất thấp. Để khắc phục những rủi ro, cần phải áp dụng công nghệ để giảm chu kỳ tăng giảm nông sản, tăng độ co giãn của tiêu dùng, đồng thời phải đẩy mạnh bảo hiểm nông nghiệp.

Việc thiết lập và duy trì mối liên kết 4 nhà: nhà nước – nhà khoa học – nhà doanh nghiệp – nhà nông trong nông nghiệp vẫn còn lỏng lẻo. Bên cạnh đó, phương thức sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún; doanh nghiệp, hợp tác xã chậm phát triển; sản xuất kinh doanh nông nghiệp thiếu liên kết; chậm đổi mới phương thức và công nghệ sản xuất là những nguyên nhân chính kéo lùi sự phát triển của ngành nông nghiệp trong những năm qua.

Chính vì vậy, việc rà soát, đánh giá tổng thể, nhận diện các vấn đề cốt lõi, nguyên nhân sâu xa để có giải pháp phù hợp và hiệu quả nhằm phát triển doanh nghiệp nông nghiệp là rất cần thiết. Trong đó, việc đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, xây dựng các mô hình liên kết, đồng thời đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh mang yếu tố sống còn.

Bên cạnh việc tái cơ cấu nông nghiệp, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đặng Huy Đông cho rằng: Việc nhà nước hỗ trợ phát triển nông nghiệp phải có trọng tâm, trọng điểm. “Bản chất của thị trường là cạnh tranh nhưng cạnh tranh phải có quy mô, nếu quy mô nhỏ thì không cạnh tranh được. Chúng ta phải làm cách nào để hỗ trợ người nông dân, những người có sáng kiến trong ngành nông nghiệp thu lượm những giá trị gia tăng cho mình”.

Theo Thanh Tân/congluan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 529


Hôm nayHôm nay : 23677

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 313026

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70540341