20:19 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đẩy mạnh tái cơ cấu công - nông nghiệp

Thứ tư - 22/10/2014 23:22
Thời gian tới cần huy động các nguồn lực đầu tư tái cơ cấu nông - công nghiệp có giá trị gia tăng và đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật.

Thời gian qua, tái cơ cấu nông nghiệp đã gắn với xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, thực hiện các chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển chăn nuôi, khai thác nuôi trồng thủy sản, trồng rừng gỗ lớn và khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, ứng dụng khoa học công nghệ, cơ giới hóa nông nghiệp. Nhân rộng các mô hình cánh đồng lớn, dồn điền đổi thửa, liên kết và hợp tác trong sản xuất kinh doanh. Phong trào xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực, đến cuối năm 2014 dự kiến có khoảng 790 xã hoàn thành 19 tiêu chí (chiếm 8,8%). Các địa phương đã xây dựng 9.000 mô hình sản xuất, ngân sách nhà nước hỗ trợ 8.400 tỷ đồng. Năm 2014 các địa phương trồng lúa đã có trên 300 nghìn ha cánh đồng lớn, trong đó khoảng 30 - 40% được các công ty hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Đến tháng 9, tổng hợp 59/63 tỉnh, thành phố báo cáo đã có 512 xã hoàn thành 19 tiêu chí nông thôn mới, chiếm 5,8%; đạt bình quân 9,64 tiêu chí/xã. Dự kiến đến cuối năm khoảng 790 xã hoàn thành, chiếm 8,8%; đạt bình quân 10 tiêu chí/xã.

Tiếp tục thực hiện chương trình quốc gia về đổi mới công nghệ, phát triển công nghệ cao, sản phẩm quốc gia và chương trình chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Các quỹ quốc gia về phát triển khoa học và công nghệ đi vào hoạt động, bước đầu phát huy hiệu quả. Mở rộng áp dụng cơ chế đặt hàng, cơ chế khoán thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học. Phát triển thị trường công nghệ, dịch vụ tư vấn, thẩm định, giám định và phản biện. Tăng cường bảo hộ sở hữu trí tuệ.

Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch tích cực; tỷ trọng công nghiệp chế biến chế tạo tăng, công nghiệp khai khoáng giảm. Nhiều dự án đầu tư trong các lĩnh vực điện tử, năng lượng, xây dựng hạ tầng... đã góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu, xuất khẩu, việc làm và tăng trưởng. Các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, có hàm lượng khoa học công nghệ cao như công nghệ thông tin truyền thông, tài chính ngân hàng, y tế, vận tải, logistics, hàng không, du lịch, thương mại... được tập trung phát triển và đạt được nhiều kết quả. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 9 tháng tăng 6,7%; trong đó công nghiệp chế biến chế tạo tăng 8,3%, sản xuất và phân phối điện tăng 11,2%, cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6%, khai khoáng tăng 0,4%. Chỉ số IIP của một số sản phẩm chủ yếu tăng mạnh như: Sản phẩm điện tử, máy tính, quang học tăng 35,9%, dệt tăng 18,8%, giấy và sản phẩm giấy tăng 12,1%, kim loại tăng 9,3%...

Huy động nguồn lực đầu tư

Trước thực trạng này, thời gian tới cần tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành, lĩnh vực. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới công nghệ, phát triển kinh tế xanh; tăng nhanh giá trị nội địa, giá trị gia tăng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và nền kinh tế; tham gia mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu.

Huy động các nguồn lực đầu tư tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Tập trung chuyển đổi cơ cấu, đổi mới tổ chức sản xuất và tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ nông sản; xây dựng cánh đồng lớn; sản xuất theo chuỗi giá trị; hợp tác trong khai thác hải sản và phát triển các hình thức sản xuất kinh doanh hiệu quả. Tăng cường quản lý chất lượng đầu vào, đầu ra trong sản xuất nông nghiệp. Khuyến khích phát triển các hình thức kinh tế hợp tác. Đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới phù hợp với điều kiện cụ thể và nguồn lực địa phương. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Khẩn trương sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các nông, lâm trường.

Phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học công nghệ, giá trị gia tăng và tỷ trọng giá trị nội địa cao. Khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, điện tử, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, sản xuất vật tư và máy móc phục vụ nông nghiệp, vật liệu mới, khai thác chế biến dầu khí, năng lượng tái tạo, môi trường... Tạo thuận lợi phát triển phù hợp, lành mạnh thị trường bất động sản.

Tiếp tục phát triển các ngành dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như thông tin truyền thông, hàng không, tài chính, ngân hàng, các dịch vụ tư vấn... Phát triển mạnh dịch vụ vận tải đa phương thức, dịch vụ logistics, thương mại điện tử. Hoàn thiện cơ chế chính sách, thu hút các nguồn lực đầu tư, phát triển nhanh ngành du lịch.

 

Theo taichinhdientu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 384


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 629734

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70857049