20:46 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giám sát vật tư nông nghiệp: “Khó ở đâu, ngồi lại bàn cách tháo gỡ”

Thứ ba - 21/04/2015 06:19
Đó là ý kiến của ông Phạm Văn Quỳnh – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) TP.Cần Thơ trước những khó khăn vướng mắc từ cơ sở xung quanh triển khai giám sát vật tư nông nghiệp (VTNN).
Giam sat vat tu nong nghiep: “Kho o dau, ngoi lai ban cach thao go”
Ông Nguyễn Kim Tuấn (thứ 2 trái sang) bên ruộng ớt của gia đình.  Ảnh: Minh Trung
 
Đánh giá về ý nghĩa của chương trình này, ông Phạm Văn Quỳnh nhận định: Mục đích lớn nhất của chương trình ký kết giám sát VTNN là liên kết các bên có liên quan lại để bảo vệ lợi ích của người ND. Thông qua hoạt động giám sát sẽ từng bước giúp nâng cao vai trò của ND trong giám sát, phản biện xã hội. Các đơn vị, cán bộ giám sát phải có trách nhiệm cung cấp số điện thoại, địa chỉ cụ thể mà người ND có thể trình báo khi phát hiện vấn đề. “Đây là chính sách mới, khi áp dụng vào thực tế ở diện rộng tất nhiên sẽ có những khó khăn, lúng túng nhất định. Tuy nhiên, có thể làm từng bước, khó ở đâu thì ngồi lại bàn cách tháo gỡ” – ông Quỳnh nêu ý kiến.

 

Cũng theo vị lãnh đạo Sở NNPTNT TP.Cần Thơ, công tác tuyên truyền, tập huấn giám sát VTNN cần phải làm cho người dân hiểu là cần mua các loại VTNN có nguồn gốc rõ ràng, tin cậy, tránh mua hàng trôi nổi. Khi phát hiện phân bón có vấn đề khác thường, phải báo ngay cho cơ quan chức năng và giữ lại các mẫu phân, hóa đơn chứng từ để thuận lợi cho việc xử lý giám sát, bảo vệ quyền lợi cho ND. Bởi vì, trước đây đã có nhiều trường hợp ND trình báo phân bón giả nhưng lại thiếu những thông tin cụ thể để cơ quan chức năng có thể vào cuộc xử lý.

Còn ông Nguyễn Kim Tuấn (63 tuổi), ND ở xã Bình Hòa, huyện Tây Sơn (Bình Định) chia sẻ: “Tôi là người vãi phân bón lúa, bón cây ớt hàng ngày, nhưng lâu nay không biết loại nào là giả, rởm hay kém chất lượng. Mình chưa nhìn thấy cái mẫu vật tư giả nào nên không thể nhận biết ngay được. Ngay thuốc trừ rầy cũng có nhiều loại, nếu phun mà thấy không hiệu quả, không đạt yêu cầu là chuyển sang dùng thuốc khác ngay chứ không nghĩ thuốc đó là giả hay thật”. Ông Tuấn và nhiều người khác mong rằng, hoạt động giám sát VTNN do Hội chủ trì thực hiện sẽ có kết quả thực chất để giúp ND giảm thiệt hại từ nguy cơ này.

Theo danviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 167

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 157


Hôm nayHôm nay : 42467

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 921948

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72604657