Đến dự và chủ trì hội nghị có Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh; ông Phạm Văn Cảnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An; lãnh đạo các tỉnh Đồng Nai; Sóc Trăng, hậu Giang; đại diện các Cục, Vụ, Viện, Trường và các Sở NN-PTNT của 20 tỉnh thành phía Nam có trồng nhiều cây ăn trái; các doanh nghiệp chế biến nông sản và trái cây, HTX, các nông dân tiêu biểu sản xuất giỏi của tỉnh Long An…
Theo báo cáo, diện tích của các tỉnh phía Nam trong những năm gần đây liên tục tăng, tính đến nay diện tích cây ăn quả ước đạt 596,331 ha (chiếm 60% diện tích cây ăn quả cả nước), với tổng sản lượng đạt khoảng hơn 6,6 triệu tấn (chiếm khoảng 67% sản lượng cả nước).
Miền Nam có 14 loại quả có diện tích lớn trên 10.000ha/loại, trong đó xoài có diện tích lớn nhất (80.000ha), chuối (78.000 ha), thanh long (53.000 ha), cam, bưởi (44.000 ha), nhãn (35.000 ha), sầu riêng (47.000 ha), dứa (33.000 ha)…Tuy nhiên, diện tích cây ăn quả còn phân tán, không tâp trung nên rất khó khăn cho các nhà đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức liên kết sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm. Hiện chỉ có một số loại quả như thanh long chuối, cây có múi đang hình thành các vùng sản xuất tập trung và chuyên canh với quy mô lớn.
Cả nước hiện có khoảng 145 cơ sở chế biến rau, quả quy mô công nghiệp, nhưng trái cây đưa vào chế biến hiện còn rất ít cả về chủng loại và sản lượng. Riêng miền Nam có 71 cơ sở chế biến, tuy nhiên hầu hết các nhà máy chế biến đều trong tình trạng thiếu nguyên liệu.
Hầu hết các ý kiến của đại biểu các tỉnh đều tập trung vào nêu và phân tích các giải pháp xây dựng vùng sản xuất chuyên canh và đẩy mạnh liên kết sản xuất chất lượng hướng đến xuất khẩu vào các thị trường khó tính. Đồng thời, tập trung đẩy mạnh khâu chế biến các mặt hàng trái cây nhằm đa dạng hóa sản phẩm…
Theo Minh Sáng/nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn