01:40 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khi rừng đã là vàng: [Bài 1] 3 nút thắt tạo nên cuộc cách mạng kinh tế rừng

Thứ năm - 12/09/2019 03:30
Từ chỗ phải nhập khẩu giống cây lâm nghiệp, nhập khẩu nguyên liệu lâm sản, những chiến lược phát triển, nghiên cứu khoa học đang đưa Việt Nam trở thành “trung tâm chế biến, xuất khẩu gỗ của thế giới”.

Loạt bài này là những phân tích, đánh giá, lời giải về thành tựu vượt bậc của ngành Lâm nghiệp, đặc biệt vai trò của khoa học.

Chưa bao giờ những người nghiên cứu kinh tế lâm nghiệp lại hào hứng như giai đoạn hiện nay, khi giá trị của rừng được nhìn nhận một cách đúng nghĩa.  

Những con số

Trong những năm vừa qua, ngành lâm nghiệp nước nhà đã có những bước tiến rõ rệt. Theo khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam), tính đến hết năm 2016, tổng diện tích rừng toàn quốc là 14.377.682ha, trong đó diện tích rừng tự nhiên 10.242.141ha, chiếm 71,24%, còn lại 4.135.541ha rừng trồng, chiếm 28,76%.

rung-2164840939
Tính đến hết năm 2016, tổng diện tích rừng toàn quốc là 14.377.682ha.

Năm 2017, ngành Lâm nghiệp đã đạt được nhiều thành công, cụ thể: Tỉ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 41,45%; Tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp tăng bình quân 6,57%/năm, năm 2017 ước đạt 6,6%; Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tập trung đạt khoảng 18 triệu m3, vượt 6% so với kế hoạch năm 2017, tăng 4% so với năm 2016; Thị trường sản phẩm gỗ và lâm sản phát triển, tạo điều kiện cho chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ (LSNG) được duy trì, phát triển, xuất khẩu gỗ và lâm sản tiếp tục tăng cao. Tổng giá trị xuất khẩu lâm sản là 7,974 tỷ USD, vượt 5% kế hoạch và tăng 9,2% so với năm 2016.

Báo cáo kết quả ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ và lâm sản năm 2018 cho biết kim ngạch xuất khẩu gỗ và lâm sản Việt Nam đạt 9,3 tỷ USD, chiếm trên 23% kim ngạch xuất khẩu của ngành nông nghiệp, giá trị xuất siêu đạt trên 7,1 tỷ USD và Việt Nam đã trở thành quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới, thứ 2 châu Á, thứ nhất Đông Nam Á về xuất khẩu gỗ và lâm sản. Thị trường xuất khẩu gỗ, lâm sản ngày càng được mở rộng, đến hơn 120 quốc gia và vùng lãnh thổ…  

3 điểm mấu chốt

Ông Hoàng Liên Sơn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp phân tích 3 mấu chốt tạo nên những thành tựu vượt bậc này.

20-22-38_kho_hoc_lm_nghiep_bi_1_1
Ông Hoàng Liên Sơn, GĐ Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế lâm nghiệp.

Thứ nhất là việc chú trọng các công trình chọn giống. Suốt nhiều năm, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp đã có vô số chương trình khảo nghiệm, nghiên cứu nhằm lựa chọn những giống có năng suất và hiệu quả cao nhất. Khảo nghiệm 6 mô hình trồng keo lai trên địa bàn tỉnh Hòa Bình là một ví dụ hết sức điển hình.

Hòa Bình là tỉnh thể hiện đặc trưng sự khác biệt về điều kiện tự nhiên với địa hình được phân chia thành 2 khu vực rõ rệt, gồm Vùng núi cao và Vùng núi thấp (trung du). Diện tích rừng trồng thuần loài keo chiếm đa số diện tích rừng trồng phân theo loài cây, chiếm 69,03%. Trong đó, phần lớn diện tích rừng trồng hiện nay đang sử dụng giống sản xuất đại trà tại địa phương, có năng suất thấp, mà chưa có các mô hình thực nghiệm những giống mới năng suất cao trên địa bàn tỉnh.

Nghiên cứu đã lựa chọn 3 địa điểm, gồm xã Lâm Sơn (huyện Lương Sơn); xã Dân Hạ (huyện Kỳ Sơn); và xã Tú Lý (huyện Đà Bắc) để xây dựng các mô hình khảo nghiệm với các giống và định mức kỹ thuật khác nhau. Cụ thể, đã lựa chọn khảo nghiệm 6 giống keo lai gồm MA1, AM2, AM3, BV71, BV73 và BV75 để xây dựng các mô hình khảo nghiệm có đối chứng với các định mức kỹ thuật khác nhau về: Công thức bón phân; Công thức tỉa cành; Công thức thời điểm trồng rừng.

Kết quả đo đếm tình hình sinh trưởng cho thấy, hầu hết các mô hình đều có năng suất cao hơn mô hình đối chứng. Mức bình quân năng suất của 6 giống keo lai trồng rừng ở 3 huyện đều cao hơn khoảng 5m3/ha/năm so với mẫu đối chứng. Tuy nhiên, năng suất của các loại giống (tương ứng với các mô hình trồng rừng) có sự chênh lệch đáng kể. MA1; BV73 và AM3 là 3 loại giống keo lai cho năng suất cao nhất trong 6 giống lai trồng rừng ở cả 3 huyện, và độ vượt về thể tích trên 50% so với mô hình đối chứng. Từ kết quả khảo sát thực địa, mô hình khảo nghiệm, Dự án khẳng định các giống keo lai dòng MA1, BV73 và AM3 có tình hình sinh trưởng tốt và là các giống keo lai trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Quả đúng như lời GS.TS Võ Đại Hải, Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam: Chính những chiến lược đầu tư để thay đổi công nghệ giống đã thay đổi bộ mặt của ngành lâm nghiệp, góp phần tạo nên những thành tựu nổi bật hôm nay.

Điểm mấu chốt thứ 2 là phong trào trồng rừng nguyên liệu và rừng gỗ lớn.

20-22-38_kho_hoc_lm_nghiep_bi_1_4
Các công trình chọn giống đang được chú trọng.

Những kết quả phân tích kinh tế cho thấy, những năm gần đây, uy tín thương hiệu sản phẩm gỗ Việt đã từng bước được khẳng định trên thị trường quốc tế, đặc biệt đối với những thị trường truyền thống, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu, như: Hoa Kỳ 3,98 tỷ USD; Nhật Bản 1,21 tỷ USD; Trung Quốc 1,09 tỷ USD; Hàn Quốc 0,96 tỷ USD; EU 0,9 tỷ USD…

Ông Hoàng Liên Sơn cho rằng, để đạt được những thành tựu nêu trên, trong những năm qua Nhà nước ta đã thực thi nhiều chính sách khuyến khích phát triển rừng trồng gỗ nguyên liệu nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu gỗ cho chế biến và hạn chế nhập khẩu gỗ. Năm 2018, sản lượng gỗ khai thác nội địa 28,45 triệu m3, tăng 6% so với năm 2017. Gỗ nguyên liệu nhập khẩu quy tròn đạt khoảng 10 triệu m3. Như vậy, gỗ rừng trồng trong nước đã đáp ứng khoảng 76,4% nhu cầu trong khi gỗ nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 23,6%.

Công trình nghiên cứu về chuỗi cung hoàn chỉnh của hàng hóa gỗ keo lai, keo tai tượng của Trung tâm nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp đã chỉ ra gỗ keo lai và keo tai tượng tại vùng Đông Bắc Bộ được sử dụng là nguyên liệu cho rất nhiều loại sản phẩm gỗ; Chuỗi cung gỗ keo có nhiều chủ thể tham gia; Kênh phân phối được tạo lập theo nguyên lý cơ bản của chuỗi hành trình sản xuất, kinh doanh gỗ rừng trồng; Các sản phẩm gỗ khá đa dạng từ đơn giản đến phức tạp (độ tinh) với nhiều loại sản phẩm, như: gỗ xẻ Pallet; gỗ xây dựng; gỗ xẻ ván ghép thanh; ván bóc; ván ép (dán); ván ghép thanh; đồ mộc nội/ngoại thất… Thị trường tiêu thụ các sản phẩm gỗ hiện nay cũng khá thuận lợi, sản phẩm gỗ đã được xuất bán đi nhiều nước trên thế giới, các doanh nghiệp cũng rất năng động trong việc mở rộng thị trường.

rung-1164822748
Phong trào trồng rừng nguyên liệu và rừng gỗ lớn đang được đẩy mạnh.
Kết quả phân tích lợi ích của các tác nhân tham gia vào thị trường gỗ đã cho thấy trồng rừng chu kỳ dài hơn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các hộ gia đình trồng rừng. Mật độ phù hợp để có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao trong khoảng từ 1.660 cây/ha đến 2.200 cây/ha. Lợi ích của người thu mua sẽ gia tăng khi mua rừng của các hộ gia đình trồng rừng chu kỳ dài để cung cấp gỗ lớn. Các sản phẩm chế biến càng tinh thì lợi ích của người chế biến gỗ càng cao.

Thứ ba là đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng.

“Giá trị mà rừng mang lại cho con người được chia làm 2 loại: giá trị hữu hình và giá trị vô hình. Giá trị hữu hình là giá trị mang tính vật chất. Giá trị vô hình là môi trường trong sạch, không khí trong lành… Giữ rừng để duy trì những giá trị vô hình ấy là một công việc vô cùng quan trọng của nhân loại”, ông Sơn phân tích.  

Khát vọng một môi trường sinh thái vững bền

Việt Nam có khát vọng mạnh mẽ trở thành một nước công nghiệp hóa, hiện đại hóa hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ mà sự đóng góp của ngành lâm nghiệp là vô cùng quan trọng nhằm góp phần đảm bảo môi trường - sinh thái cho sự phát triển bền vững cho đất nước.

Từ điểm thấp nhất, diện tích rừng cả nước năm 1992 là 9,2 triệu ha tương đương độ che phủ 27,8% do chiến tranh và do quản lý kém, Việt Nam bắt đầu 2 chương trình phục hồi rừng số 327 (1992 - 1997) và chương trình trồng 5 triệu ha rừng (1998 - 2010) mã số 661.

Đặc biệt, trong nhiều thập kỷ vừa qua, ngành Lâm nghiệp đã chủ động tham gia sáng kiến REDD+, khái niệm mở rộng của REDD (Giảm phát thải khí nhà kính do mất rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển) là sáng kiến đã được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh các bên tham gia Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu năm 2005.

r-316493148
Rừng gỗ lớn ở Yên Thế - Bắc Giang.

“Có thể thấy đó là hướng đi phù hợp với mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, khuyến khích người nghèo, người dân miền núi tham gia bảo vệ, quản lý sử dụng và phục hồi rừng lâu dài bền vững phù hợp trình độ và điều kiện Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế nhanh và bền vững, hướng tới nền kinh tế xanh. Theo đánh giá của nhiều công trình nghiên cứu, Việt Nam có tiềm năng lớn để thực hiện REDD+. Tổng diện tích rừng tự nhiên nghèo có khoảng 14 triệu ha, ước tính chứa 700 triệu tấn sinh khối khô, tương đương 350 triệu tấn Carbon. Nếu nuôi dưỡng, bảo vệ tốt sẽ thành rừng trung bình hoặc giàu, tăng 1,5 - 2 lần Carbon. Nếu giá tín chỉ thị trường carbon 3-6 USD/tấn CO2, 10-20 USD/tấn carbon sẽ thấy giá trị khổng lồ của tín chỉ này 3-6 tỷ USD”, ông Hoàng Liên Sơn.

Theo PHẠM HIẾU - HOÀNG ANH/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 330


Hôm nayHôm nay : 39742

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1492509

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74539480