01:43 EST Thứ hai, 27/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Khi rừng đã là vàng: [Bài 2] Át chủ bài là công nghệ giống

Thứ năm - 12/09/2019 03:31
Nhìn nhận lại cuộc cách mạng ngành Lâm nghiệp có thể thấy, công nghệ giống chính là “vũ khí” lợi hại bậc nhất.

Theo các nhà khoa học ở Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, công tác nghiên cứu cải thiện giống cây rừng là quá trình thường xuyên, liên tục; bao gồm nhiều bước đi, giai đoạn, trải qua nhiều thế hệ với kết quả là năng suất và chất lượng của rừng trồng không ngừng được cải thiện và nâng cao.

20-22-33_kho_hoc_lm_nghiep_bi_2_1
Công tác nghiên cứu cải thiện giống cây rừng là quá trình thường xuyên, liên tục.

Mặt khác, do phần lớn các loài cây trồng rừng là cây lâu năm, lâu ra hoa kết quả và ngay trong cùng một loài, khả năng và chu kì ra quả cũng rất khác nhau, gây không ít khó khăn cho những người làm công tác nghiên cứu giống. Một chu kì chọn tạo giống cây lâm nghiệp thường kéo dài hàng chục năm, nhanh nhất như đối với các loài cây có luân kì kinh doanh ngắn như nhóm các loài keo và bạch đàn cũng phải 10-12 năm.

Vì lẽ đó, các chương trình cải thiện giống cây lâm nghiệp thường phải kéo dài 20-25 năm, bao gồm nhiều kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn 3-5 năm và luôn phải mang tính kế thừa.

Trong giai đoạn 2011-2015, thông qua các đề tài, dự án do Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp (Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) thực hiện đã nghiên cứu, chọn tạo được nhiều giống mới cho các loài cây mọc nhanh, một giống đã được Bộ NN-PTNT công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật và giống quốc gia.  

Các giống keo lai

Lâm nghiệp dòng vô tính là một hướng đi mới trong sản xuất lâm nghiệp ngày nay và đặc biệt với các loài cây mọc nhanh như keo và bạch đàn. Ưu điểm của lâm nghiệp dòng vô tính là bảo toàn được các đặc tính ưu trội của cây mẹ, rừng trồng sản xuất bằng các dòng vô tính có độ đồng đều cao cả về sinh trưởng và tính chất gỗ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng. Nghiên cứu chọn lọc dòng vô tính và nhân giống sinh dưỡng bằng nuôi cấy mô và giâm hom đã được bắt đầu từ năm 1990 với các dòng keo lai, keo lá tràm, đặc biệt thành công với sự phát triển của các dòng keo lai tự nhiên.

Trong giai đoạn 2011-2015, nghiên cứu chọn lọc dòng vô tính vẫn được tiếp tục tiến hành ở quy mô, tầm cao mới và đã chọn lọc được nhiều dòng vô tính mới có năng suất cao, chất lượng tốt.

Năm 2006, Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng đã tiến hành chọn lọc thành công và được Bộ NN-PTNT công nhận 3 dòng keo lai BV71, BV73 và BV75 là các giống tiến bộ kỹ thuật (quyết định số 1998/QĐ-BNN-KHCN, ngày 11 tháng 7 năm 2006). Các dòng này sinh trưởng nhanh hơn hoặc tương đương với các giống BV10, BV16, BV32 và BV33 được công nhận trước đó.

Nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống này trên các lập địa ở duyên hải Nam Trung Bộ, Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp đã xây dựng khảo nghiệm đánh giá các dòng vô tính này tại Phước Mỹ, Quy Nhơn, Bình Định nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống từ đó mở rộng vùng trồng, đa dạng hóa nguồn giống.

Keo lai là loài cây trồng rừng chủ lực ở nước ta với diện tích rừng trồng ước tính đến năm 2016 là 520.000 ha. Tuy nhiên, nguồn giống keo lai sử dụng trong trồng rừng rất hạn chế, chỉ bao gồm khoảng 10 giống, việc sử dụng một số lượng giống hạn chế trên diện tích trồng rừng lớn dẫn đến nhiều nguy cơ, đặc biệt là nguy cơ sâu bệnh hại trên diện rộng. Vì vậy, công tác chọn tạo bổ sung thêm các giống keo lai luôn được Viện quan tâm chú trọng.

20-22-33_kho_hoc_lm_nghiep_bi_2_3
Một chu kì chọn tạo giống cây lâm nghiệp thường kéo dài hàng chục năm.

Bên cạnh đó, keo lá tràm là loài cây có nhiều ưu điểm trong trồng rừng gỗ lớn như khả năng chống chịu sâu bệnh hại cao, chống chịu gió bão tốt, không bị mục ruột, tính chất cơ lý gỗ tốt, rất phù hợp làm gỗ xẻ. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2010, Viện đã tiến hành chọn lọc được nhiều dòng keo lá tràm sinh trưởng tốt, hình dạng thân đẹp và đã được công nhận giống quốc gia và giống tiến bộ kỹ thuật như CLT7, CLT18, CLT26, CLT43 cho vùng Đông Nam bộ; CLT57, CLT64, CLT98 cho vùng Bắc Trung bộ.  

Giống bạch đàn lai

Nhu cầu trồng rừng bạch đàn đang tăng mạnh trở lại, đặc biệt ở một số tỉnh phía Bắc. Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp đã tiến hành nghiên cứu lai giống giữa bạch đàn uro với bạch đàn pellita và các giống bạch đàn khác.

Kết quả đã tạo ra hàng chục tổ hợp lai. Các tổ hợp lai mới có sinh trưởng vượt trội từ 20 đến 50% so với các giống bố mẹ cũng như các giống đối chứng U6, PN14 trên các lập địa ở Ba Vì (Hà Nội), Nam Đàn (Nghệ An), Đông Hà (Quảng Trị) và Bầu Bàng (Bình Dương).  

Tập hợp nguồn giống và xây dựng các vườn giống

Bên cạnh việc phát triển rừng trồng dòng vô tính các loài keo lai, keo lá tràm và bạch đàn lai thì việc xây dựng các vườn giống và quần thể chọn giống hết sức cần thiết. Một số loài cây trồng rừng chủ lực như keo tai tượng và keo lá liềm rất khó nhân giống bằng hom nên chủ yếu nhân giống bằng hạt. Cho đến nay mặc dù đã có một số vườn giống keo tai tượng được xây dựng nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, vì vậy hàng năm nước ta vẫn phải nhập một khối lượng lớn hạt giống từ các xuất xứ nguyên sản để phục vụ trồng rừng.

Cho đến nay, thông qua các đề tài và dự án, Viện đã xây dựng gần 200 ha vườn giống các loài keo tai tượng, keo lá tràm, keo lá liềm, bạch đàn uro, bạch đàn pellita... Trong số đó đã có gần 30 vườn giống được công nhận đủ điều kiện sản xuất hạt giống phục vụ trồng rừng. Các vườn giống này đều có tính đa dạng di truyền cao và đã bước đầu cung cấp hạt giống cho nghiên cứu và sản xuất. Rừng trồng từ nguồn hạt giống được cải thiện trong các vườn giống của keo lá tràm và keo tai tượng có năng suất vượt 20 – 40% so với xuất xứ tốt nhất và vượt 60 – 200% so với giống cây hạt đại trà.  

Nghiên cứu nhân giống bằng công nghệ mô – hom và chuyển giao

Từ năm 2006 đến nay, Viện Nghiên cứu giống và Công nghệ sinh học đã tiến hành chuyển giao giống và công nghệ nhân giống mô-hom cho nhiều cơ sở sản xuất và nghiên cứu trên khắp cả nước.

20-22-33_kho_hoc_lm_nghiep_bi_2_4
Để phát triển rừng trồng bền vững cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu và chuyển giao giống vào sản xuất.

Có thể kể đến một số cơ sở nhân giống và trồng rừng hàng đầu như Công ty Cổ phần giống lâm nghiệp vùng Nam Bộ, Công ty Cổ phần giống Nguyên Hạnh, các công ty giống và trồng rừng ở các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Thừa Thiên – Huế, Phú Thọ, Quảng Ninh, Nghệ An, Thanh Hóa, Tuyên Quang... và các trung tâm vùng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Đến nay các cơ sở nhận chuyển giao đều đã có khả năng nhân giống ở các quy mô khác nhau.

Bên cạnh việc chuyển giao công nghệ cho các cơ sở nghiên cứu và sản xuất, từ năm 2010 đến nay Viện đã sản xuất và cung cấp gần 2 triệu cây mô đầu dòng keo và bạch đàn cho các vườn ươm trên cả nước để xây dựng vườn cây đầu dòng sản xuất hom.

Đẩy mạnh công tác chuyển giao

20-22-33_kho_hoc_lm_nghiep_bi_2_2

Ông Nguyễn Đức Kiên (ảnh), Viện trưởng Viện Nghiên cứu Giống và Công nghệ sinh học Lâm nghiệp: “Để từng bước nâng cao năng suất và chất lượng rừng trồng các loài cây mọc nhanh phục vụ mục tiêu tái cơ cấu ngành lâm nghiệp, trong thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh công tác nghiên cứu và chuyển giao giống vào sản xuất.

Cụ thể:

Tiếp tục đầu tư nghiên cứu chọn tạo giống và nhân giống các loài cây mọc nhanh phục vụ trồng rừng kinh tế, trong đó chú trọng hơn nữa đến nâng cao khả năng chống chịu sâu bệnh hại, chống chịu gió bão và nâng cao chất lượng gỗ phục vụ trồng rừng gỗ lớn.

Tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nhân giống mô-hom vào sản xuất, đặc biệt là các giống mới chọn tạo.

Các địa phương và doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với Viện để xây dựng các mô hình trình diễn giống mới, khảo nghiệm mở rộng giống từ đó chọn lọc ra các giống thực sự phù hợp với địa phương mình để phát triển vào sản xuất”.

Theo PHẠM HIẾU – HOÀNG ANH/nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 296


Hôm nayHôm nay : 39911

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1492678

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74539649