Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chủ trương rất đúng đắn của Chính phủ, trong đó việc dồn điền đổi thửa (DĐĐT) có một vai trò rất quan trọng trong tái cơ cấu nền nông nghiệp, nâng cao giá trị thu nhập, đời sống của người dân.
Ông có đánh giá gì về chủ trương này?
Vậy, theo ông người nông dân có vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị và xây dựng nông thôn mới?
- Người nông dân là chủ thể trong phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM. Muốn xây dựng NTM phải có người nông dân mới, họ phải là những người có kiến thức áp dụng KHKT; lành nghề trong sản xuất nông nghiệp; áp dụng cơ giới hóa (máy móc, máy tính…); phát huy được tính liên kết, hợp tác với nhau về mọi mặt; phải có ý chí vươn lên, không chịu đói nghèo; phát huy bản sắc dân tộc, đồng thời phải có tình cảm tốt, thái độ tốt; phải có thể lực, trí lực tốt; thay đổi được tư duy trong sản xuất cũ, hướng đến phương thức sản xuất mới, an toàn, hiệu quả, sản xuất theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ. Như vậy có thể khẳng định vai trò của người nông dân rất quan trọng trong hệ thống chính trị và đặc biệt là trong xây dựng NTM và các hoạt động khác.
Có nghĩa họ phải được tham gia vào bàn bạc các phương án trong xây dựng nông thôn mới, DĐĐT và là người triển khai thưa ông?
- Như tôi đã khẳng định, người nông dân là chủ thể quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, họ chính là người thực hiện các công việc này. Chính vì thế từ phương án, kế hoạch, rồi thực hiện họ phải được tham gia họp bàn. Ví dụ phương án dồn ruộng từ vị trí A đến vị trí B, C, hay đắp bờ, đắp đường như thế nào… họ phải được họp bàn. Và trên thực tế họ là những người gắn bó với đồng ruộng, họ hiểu nên làm thế nào cho tốt nhất. Tuy nhiên, trên thực tế, điển hình như một số địa phương báo NTNN đã phản ánh, thôn xã không cho người dân họp bàn, hoặc họp qua loa, khi chưa thống nhất thì họ đã triển khai, dẫn đến hàng trăm ha ruộng bị bỏ hoang. Phải chăng họ không đánh giá cao vai trò của người nông dân, hay họ quá áp đặt.
Vậy Hội ND cơ sở có vai trò, trách nhiệm gì trong việc này?
Quan điểm Ông Nguyễn Duy Lượng Để xảy ra những bất cập trong công tác DĐĐT như báo phản ánh, có thế lãnh đạo của một số nơi này họ chưa nhận thức hết, hoặc ép dân để lấy thành tích. Về mặt Hội, phải thừa nhận hoạt động, vai trò của một số cở sở hội còn mờ nhạt, chưa thể hiện được hết vai trò |
Vậy để nâng cao vai trò của Hội, người dân trong DĐĐT trong thời gian tới cần phải làm thế nào thưa ông?
- Trước hết phải đổi mới công tác tuyên truyền, rà soát, bổ sung lại các quy chế, quy trình khi DĐĐT đã đúng chưa. Đối với người nông dân cần phải trau dồi kiến thức, nâng cao năng lực giám sát, phản biện, mạnh dạn đưa ra các ý kiến, không chỉ trong việc DĐĐT, xây dựng NTM, mà trong tất cả các lĩnh vực...
Đối với các cấp hội, cần phải tổ chức vận động sâu rộng các chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước đến các hội viên, người dân. Cử đại diện tổ chức mình tham gia rà soát, giám sát vào các hoạt động của địa phương (ví dụ như việc bàn phương án DĐĐT, đóng góp, làm đường); tham gia vào các công trình, dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương; Tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho người dân; đổi mới sản xuất, hoạt động của các HTX, huy động các nguồn lực cho việc phát triển sản xuất (vay vốn, hỗ trợ…). Đặc biệt phải nâng cao năng lực của bộ máy cấp hội, các HTX, tổ hợp tác. Đào tạo nâng cao trình độ, năng lực cán bộ trong việc quản lý, điều hành. Hình thành các mô hình sản xuất hiệu quả…
Xin cảm ơn ông!
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn