01:12 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Năm năm thực hiện tái cơ cấu NN: Chất lượng tăng trưởng được cải thiện

Thứ sáu - 05/10/2018 04:13
Ngày 24/9 vừa qua, tại Hội nghị trực tuyến đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2019, Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận xét:
tai2.jpg

Năm 2018, tăng trưởng kinh tế theo xu hướng tích cực, tốc độ tăng GDP duy trì ở mức cao, ước đạt 6,7%, chất lượng tăng trưởng được cải thiện; dự kiến hoàn thành 12/12 chỉ tiêu Quốc hội giao (dự kiến 8 chỉ tiêu vượt và 4 chỉ tiêu đạt kế hoạch), góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm đã đề ra.

Bình quân 3 năm 2016-2018, tăng trưởng GDP đạt khoảng 6,57%, đạt mục tiêu của cả giai đoạn 5 năm 2016-2020 được Quốc hội giao (6,5-7%). Chỉ số lạm phát được kiểm soát, liên tiếp trong 3 năm 2016-2018 chỉ số giá tiêu dùng bình quân (CPI) duy trì ở mức dưới 4%

Đáng chú ý, GDP bình quân đầu người năm 2018 ước đạt khoảng 2.540 USD (tương đương gần 60 triệu/người/năm), tăng thêm 155 USD so với năm 2017 (khoảng 3,6 triệu đồng). So với đầu nhiệm kỳ (2016), thì GDP bình quân đầu người tăng thêm 325 USD (khoảng 7,5 triệu đồng) và cao gấp 1,21 lần so với năm 2015.

Theo đại diện lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đạt được kết quả đó là nhờ định hướng đúng đắn, tinh thần vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực, cố gắng của các bộ ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp, cùng sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, các tổ chức quốc tế. Một trong những thành tựu nổi bật là chất lượng tăng trưởng được cải thiện, mô hình tăng trưởng chuyển dần sang chiều sâu.

Đóng góp quan trọng vào kết quả tích cực đó là những chuyển biến có hiệu quả sau 5 năm thực hiện Quyết định số 899/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/6/2013 phê duyệt “Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”.

Sau 5 năm triển khai thực hiện Đề án, hàng loạt chính sách mới của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã bổ sung thêm nguồn lực cho phát triển các lĩnh vực then chốt của ngành Nông nghiệp. Cùng với đó là sự nâng cấp, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; sự triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh đã tạo đà để sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống người dân nông thôn có những chuyển biến mạnh mẽ, nhất là trong nhận thức của các cấp và người dân.

Về sản xuất, phát triển theo chiều rộng, lấy số lượng làm mục tiêu từng bước chuyển sang nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng, gắn sản xuất với nhu cầu thị trường, phát huy lợi thế của mỗi địa phương và ứng phó với biến đổi khí hậu. Cùng với tái cơ cấu ngành hàng, các loại hình tổ chức sản xuất, đặc biệt là thành lập mới hoặc tổ chức lại hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã và xây dựng liên kết theo chuỗi ngành hàng giữa doanh nghiệp, đơn vị nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và hợp tác xã, người dân được chú trọng. 

Nhờ đó, sản xuất kinh doanh, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản có sự tăng trưởng liên tục và mạnh mẽ, là cơ sở vững chắc cho xây dựng nông thôn mới và nâng cao đời sống người dân.

Tuy nhiên, để tái cơ cấu nông nghiệp đạt kết quả kỳ vọng, rất cần sự thống nhất và đồng bộ về cơ chế và chính sách đất đai; cơ chế và chính sách đầu tư cho nông nghiệp, hỗ trợ nông dân; cơ chế và chính sách xây dựng phát triển chuỗi ngành hàng nông sản; cơ chế và chính sách quản lý dịch vụ công.

Một điểm nghẽn được cho là căn bản của nền kinh tế nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng hiện nay là năng suất lao động thấp, chi phí cao. Gỡ được nút thắt này sẽ là tiền đề cơ bản để chúng ta vừa tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động, tăng sức mạnh nền kinh tế và tổ chức, xắp xếp lại lực lượng lao động, nhất là lao động nông nghiệp.

Cơ hội đã đến. Đó là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cuộc cách mạng 4.0). Chỉ có tiếp cận, tham gia và ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng này chúng ta mới có cơ hội bứt phá. Để thực hiện nhiệm vụ này, Nhà nước cần sớm ban hành cơ chế, chính sách phù hợp và đồng bộ nhằm khuyến khích doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp FDI vào cuộc.

Theo kinhtenongthon.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 186

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 185


Hôm nayHôm nay : 24740

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 975769

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72658478