02:50 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nâng cánh cho nông nghiệp công nghệ cao

Thứ hai - 15/05/2017 05:20
NHNN đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các đơn vị liên quan xây dựng bộ tiêu chí cụ thể xác định các DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch làm căn cứ cho các NHTM triển khai thực hiện chương trình tín dụng này.

Từ thông điệp của Chính phủ

Đưa công nghệ cao vào ứng dụng trong sản xuất là đòi hỏi được đặt ra đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong bối cảnh ngành này đang đứng trước yêu cầu ngày càng cao từ thị trường tiêu dùng trong và ngoài nước, từ nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện thu nhập cho người lao động... Tiến trình ấy phần nào phụ thuộc vào hoạt động NH - kênh dẫn vốn cho nền kinh tế và đang giữ trọng trách lớn lao vì mục tiêu thúc đẩy phát triển công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp.

NH đóng vai trò quan trọng dẫn vốn phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Còn nhớ tại Hội nghị Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam và Lễ khởi động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Hà Nam vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho NHNN chỉ đạo các NHTM dành một gói tín dụng khoảng 100.000 tỷ đồng bằng nguồn huy động của các NHTM để cho vay hỗ trợ các DN, các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp sạch với điều kiện ưu đãi hơn so với các khoản vay thông thường.

Cụ thể hoá chủ trương này, cuối tháng 4/2017, NHNN đã có Quyết định số 813/QĐ-NHNN về chương trình cho vay khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo Nghị quyết 30/NQ-CP ngày 7/3/2017 của Chính phủ. Theo đó, NHTM cho vay đối với các nhu cầu vốn ngắn, trung và dài hạn bằng VND của khách hàng để thực hiện chương trình với lãi suất cho vay thấp hơn từ 0,5-1,5%/năm so với mức lãi suất cho vay thông thường cùng kỳ hạn của NHTM, phù hợp với quy định tại Thông tư số 39/2016/TT-NHNN của NHNN.

NHNN đã quyết liệt chỉ đạo các NHTM tập trung tín dụng cho sản xuất, đẩy tỷ lệ tín dụng cho sản xuất lên tới 88%. Đơn cử như cho vay ứng dụng công nghệ cao hiện đạt khoảng 26.000 tỷ đồng, với 4.021 khách hàng. Trong đó, cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là 21.700 tỷ đồng, chiếm 84% tổng dư nợ; nông nghiệp sạch hiện dư nợ khoảng 4.300 tỷ đồng.

Đến thực tiễn triển khai của NH

Hưởng ứng chỉ đạo của Thủ tướng, quyết định của NHNN, các NHTM đã đồng loạt có những động thái tích cực hơn với cam kết rót vốn cho lĩnh vực này. Hầu hết lãnh đạo của các NHTM đều bày tỏ việc sẵn sàng dành những ưu đãi, hỗ trợ tích cực nhất cho nông nghiệp công nghệ cao.

Được coi là bạn đồng hành của người nông dân, và cũng là NH chiếm thị phần lớn nhất cho nông nghiệp, nông thôn với tổng dư nợ đầu tư cho lĩnh vực này luôn chiếm 70%/tổng dư nợ và chiếm 51% thị phần dư nợ của toàn ngành NH đầu tư cho tam nông; từ đầu tháng 1/2016, Agribank đã triển khai chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ “Nông nghiệp sạch” với quy mô không hạn chế, trước mắt là 50.000 tỷ đồng cho vay phát triển nông nghiệp sạch bằng vốn huy động thương mại.

NH này cũng đã và đang triển khai một số mô hình cho vay thí điểm chuỗi liên kết, mô hình sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao như: mô hình trồng hoa tại Lâm Đồng; cánh đồng mẫu lớn ở Cần Thơ; chăn nuôi lợn tại Hà Nam, trồng hoa quả, rau an toàn ở khu vực Tây Nguyên...

Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư tỉnh Thái Bình năm 2017 tổ chức đầu tháng trước, Agribank cũng đã đăng ký và cam kết tài trợ vốn cho CTCP Phương Nam và Công ty TNHH TMDV Minh Phú để đầu tư dự án sản xuất tôm giống, ngao giống với số tiền 100 tỷ đồng.

Ngoài Agribank, Hội nghị cũng đã chứng kiến cam kết tài trợ hơn 3.000 tỷ đồng cho 33 dự án phát triển kinh tế - xã hội địa phương, thuộc lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rau sạch... của 5 NHTM, gồm Vietcombank, BIDV, VietinBank, SHB và BacABank.

Tiếp đó vào trung tuần tháng 4/2017, Công ty TNHH Ba Huân Hà Nội đã tổ chức khánh thành nhà máy xử lý và chế biến trứng gia cầm công nghệ cao - dự án do Vietcombank chi nhánh Hà Tây cấp tín dụng. Theo đó, NH đã cho vay 60/150 tỷ đồng tổng mức đầu tư dự án. Trước đó, Vietcombank cũng tài trợ 600 tỷ đồng cho Dự án Sản xuất trứng gà sạch công nghệ cao của Công ty ĐTK tại Phú Thọ. Vietcombank cũng là NH đăng ký gói tín dụng 10.000 tỷ đồng đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.

10.000 tỷ đồng cũng là gói tín dụng mà LienVietPostBank cam kết dành cho đầu tư lĩnh vực này. LienVietPostBank sẽ dành mức ưu đãi lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường 0,5-1,5%/năm, thời hạn vay vốn đến 10 năm tuỳ thuộc loại cây trồng, thời gian ân hạn 5 năm. NH cũng cam kết hỗ trợ tiền tư vấn kỹ thuật công nghệ cao cho các hộ nông dân vay vốn với các ưu đãi phù hợp.

Còn không ít thách thức

Tuy nhiên, bài toán cho nông nghiệp Việt Nam cũng gặp phải không ít thách thức. Trao đổi với một chuyên gia kinh tế, ông này thừa nhận rằng phát triển nông nghiệp công nghệ cao là “lối ra” và là giải pháp để bứt phá về nông nghiệp. Song vị chuyên gia này cũng băn khoăn bởi hiện nay, việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao gặp một số khó khăn cần tháo gỡ, như vấn đề tài sản bảo đảm.

Cho dù Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp hoàn thiện các văn bản hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp phục vụ cho việc sản xuất công nghệ cao như nhà kính, nhà lưới... để làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, thế chấp cho khoản vay tại NH, nhưng đây vẫn là vướng mắc lớn.

Ngoài ra, việc đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao thường có giá trị lớn, thời gian thu hồi vốn dài nên cũng phải tính toán trong định hướng phát triển cho lĩnh vực này, đi cùng với việc đánh giá và dự báo về thị trường mục tiêu để việc đầu tư tín dụng được hiệu quả.

Đồng tình với quan điểm của vị chuyên gia trên, trao đổi với phóng viên Thời báo NH, CEO một NHTM cũng thừa nhận: Nền nông nghiệp Việt Nam còn manh mún, chưa hình thành được nhiều chuỗi giá trị nông sản mang tính cạnh tranh cao; việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp còn chậm nên cho vay đối với lĩnh vực này NH vẫn có những rủi ro nhất định. Bên cạnh đó, việc xác định sớm các tiêu chí đối với nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao cũng là chuyện rất cần thiết để tháo gỡ dần những “nút thắt” đối với tín dụng đầu tư lĩnh vực này.

NHNN đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các đơn vị liên quan xây dựng bộ tiêu chí cụ thể xác định các DN nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch làm căn cứ cho các NHTM triển khai thực hiện chương trình tín dụng này. Đồng thời, NHNN đã dự thảo hướng dẫn thực hiện các biện pháp điều hành công cụ chính sách tiền tệ để hỗ trợ TCTD cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn nhằm nắn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên.

Ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 562


Hôm nayHôm nay : 51694

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1023862

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71251177