Theo Bộ NN&PTNT, trong tổng giá trị nhập khẩu toàn ngành nông nghiệp năm 2013 là 18,84 tỷ USD, thì nhập khẩu vật tư nông nghiệp tiêu tốn tới 12,4 tỷ USD, tăng 13.1% so với năm 2012. Lượng thuốc BVTV nhập khẩu gia tăng khủng khiếp, nếu năm 2005 ta nhập khoảng 20 ngàn tấn, thì đến năm 2012 ta đã nhập tới 55 ngàn tấn, tiêu tốn 704 triệu USD và năm 2013 lên tới 778 triệu USD, tăng 11,2% so với năm 2012... Đại thể, ta phải nhập gần như 100% thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc BVTV, trong đó khoảng 90% nhập từ Trung Quốc. Tình trạng thức ăn chăn nuôi còn thê thảm hơn, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn chăn nuôi năm 2013 đã tiêu tốn 3,08 tỷ USD, lớn hơn tiền ta thu về từ xuất khẩu gạo, tăng 22,3% so vơi năm 2012. Có người cho rằng, ngoài mảnh đất, chuồng trại và lao động sống, tuyệt đại đa số đầu vào của sản xuất nông nghiệp là của nước ngoài, dành dụm được đồng nào lại đi mua vật tư nông nghiệp của nước ngoài để tái sản xuất, vì thế nền nông nghiệp của ta về cơ bản vẫn là nền nông nghiệp gia công. |
Gần đây xuất hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng liên kết, đây là kết quả của nông dân trồng lúa Nam Bộ, của doanh nghiệp thu mua lúa gạo sau một chặng đường dài tìm lối đi, không phải là kết quả của nghiên cứu chính sách. Có vẻ như, còn nhiều “câu chuyện” của sản xuất nông nghiệp những người nghiên cứu về chính sách vẫn chưa… tiếp cận được. Ai đó có thể nói rất hay về ngành hàng, về chuỗi giá trị, về chỉ số ICOR, v.v… nhưng nông dân khó “học” và nhà quản lý cũng thấy khó “học” nốt… |
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, rút bớt lao động nông nghiệp khỏi khu vực nông thôn là giải pháp có tính then chốt, đột phá để tăng năng suất lao động, tăng giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp. Những bài học thành công của nông nghiệp Úc, Hà Lan... cho ta thấy rõ lao động nông nghiệp được đào tạo có vai trò như thế nào trong xây dựng và phát triển một nền nông nghiệp có giá trị gia tăng lớn. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn