13:29 EST Thứ năm, 26/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ngân hàng Thế giới: "Đã đến lúc Việt Nam không thể làm nông nghiệp theo cách cũ"

Thứ ba - 27/09/2016 00:07
Đây là khuyến cáo của ông Ousmane Dinoe - tân Tổng Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam tại Lễ công bố "Báo cáo Phát triển Việt Nam 2016, Chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam: tăng giá trị, giảm đầu vào" tại Hà Nội sáng nay 27/9.

Theo Báo cáo của WB, thời gian qua ngành nông nghiệp Việt Nam đã có sự tiến bộ vượt bậc, trở thành nước xuất khẩu các mặt hàng nông sản, lương thực và nằm trong nhóm 5 nước xuất khẩu lớn nhất về thủy sản, gạo, cà phê, chè, hạt điều... Việt Nam từ nước nhập khẩu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, nhiều mặt hàng của Việt Nam đã xuất hiện trên nhiều thị trường quốc tế.

Ông Ousmane Dinoe - Tổng Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam), thứ 2 từ trái sang
Ông Ousmane Dinoe - Tổng Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam), thứ 2 từ trái sang

Tuy nhiên, đánh giá tăng trưởng của nông nghiệp Việt Nam, WB cho rằng: Chất lượng nông nghiệp còn thấp, thể hiện qua một số hiện tượng như tỷ suất lợi nhuận của nông dân sản xuất nhỏ còn thấp, tỷ lệ thiếu việc làm trong nông nghiệp còn cao, chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm còn thấp, trình độ sáng tạo công nghệ và thể chế còn non yếu. Tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu dựa vào tăng vụ và tăng sử dụng vật tư đầu vào như phân bón, tài nguyên thiên nhiên (nước).

Tổng Giám đốc WB tại Việt Nam nhận định: "Ngành nông nghiệp Việt Nam tạo ra sản phẩm nhưng cũng kèm theo một cái giá phải trả về môi trường. Đã đến lúc không thể làm theo cách cũ được nữa. Tốc độ tăng trưởng đã giảm sút, nông nghiệp dễ bị tổn thương trước các hiểm họa thời tiết và nông nghiệp cũng tạo dấu ấn môi trường nghiêm trọng. Chúng ta cần thay đổi để vượt qua những thách thức này, để đảm bảo tăng trưởng nông nghiệp trong tương lai và đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của người dân Việt Nam được tốt hơn".

Theo báo cáo của nhóm nghiên cứu đến từ WB, hiện sản xuất nông nghiệp tại nhiều địa phương của Việt Nam ngày càng đòi hỏi chi phí đầu vào cao hơn và làm tăng chi phí môi trường. Việt Nam đang phải gánh chịu nhiều thách thức từ các thảm họa tự nhiên như hiện tượng nóng lên của trái đất, nước biển dâng, xâm nhập mặn gia tăng. Bên cạnh đó, việc chặn dòng các con sông thượng nguồn ở Mê Kông khiến vựa lúa lớn nhất của Việt Nam đang bị đe dọa, cần thay đổi cơ cấu nông nghiệp, chuyển dịch cây trồng phù hợp hơn.

"Ngành nông nghiệp Việt Nam đang bị canh tranh bởi các yếu tố trong nước như quá trình đô thị hóa, công nghiệp và dịch vụ về lao động, nguồn nước, đất đai. Hệ quả tiêu cực của việc sử dụng thái quá vật tư đầu vào và tài nguyên thiên nhiên đối với cả môi trường và lợi nhuận của người nông dân đã thể hiện ngày càng rõ. Đã đến lúc ngành nông nghiệp Việt Nam phải thực hiện tăng giá trị, giảm đầu vào, tức là phải tạo thêm giá trị kinh tế cho nông dân và người tiêu dùng", báo cáo của WB khuyến cáo.

Theo các chuyên gia WB: Nông nghiệp Việt Nam đang ở ngã ba đường bởi đang bị cạnh tranh về nhân công, tài nguyên đất và nước do quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp và dịch vụ. Chi phí lao động tăng làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh vốn dựa trên nhiều lợi thế và chi phí sản xuất thấp.

Thời gian qua để thực hiện chức năng bệ đỡ cho nền kinh tế (ổn định an ninh lương thực cho quốc gia, cho thế giới), WB nhận xét, ngành nông nghiệp nói chung và ngành lúa gạo nói riêng đã phải trả giá, bộ phận nông dân trồng lúa không được chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản xuất lúa có giá trị thấp. Do đó, WB cho rằng, cần thay đổi để phù hợp với điều kiện thực tế thị trường và thay đổi của các dạng tài nguyên.

"Việt Nam thực sự không nhất thiết phải sản xuất một lượng lương thực dư thừa bằng 30% sản lượng để đảm bảo an ninh lương thực trong khi người nông dân trồng lúa có giá trị gia tăng rất thấp. Hầu hết phần chênh lệch giữa sản lượng gạo và tiêu thụ nội địa ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long từ những năm 2000 đến nay đều được xuất khẩu, chủ yếu nhắm vào thị trường giá thấp, chất lượng thấp. Việt Nam đã bị trói buộc bởi thành tựu về an ninh lương thực đối với tăng trưởng ngành nông nghiệp của mình", báo cáo của WB cho biết.

Đặc biệt, theo Ngân hàng Thế giới, một số vấn đề môi trường đang cản trở tăng năng suất lao động và vị thế cạnh tranh của nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Việt Nam đang đứng trước các cơ hội hứa hẹn cả trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng muốn thành công thì các hộ nông dân và DN phải có khả năng tạo ra các sản phẩm có độ tin cậy, chất lượng, an toàn và bền vững.

Theo khuyến cáo của WB, thời gian từ 2025 - 2030, Việt Nam cần tăng năng suất và sản lượng nông nghiệp một cách bền vững, trong đó đưa tăng trưởng năng suất lao động nông nghiệp phụ thuộc vào tăng trưởng của các yếu tố tổng hợp (TFP) như: tăng trưởng xanh, tăng trưởng dựa vào công nghệ, sinh hóa... Đặc biệt, vai trò của Chính phủ, bộ ngành rất quan trọng với việc tạo ra các cơ chế, quy hoạch và chính sách phát triển của toàn ngành, cụ thể cần có những cơ chế chính sách đặc thù để tạo đều kiện cho các nông hộ sản xuất nhỏ đạt lợi thế quy mô lớn hơn, cạnh tranh tốt hơn trên thị trường trong nước và quốc tế.

Theo dantri.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: việt nam

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 91


Hôm nayHôm nay : 50019

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1164935

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72847644