15:48 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nơi nào đang làm nông nghiệp công nghệ cao?

Chủ nhật - 26/02/2017 22:08
TP.HCM là nơi được xem là thành công với mô hình khu nông nghiệp công nghệ cao do Nhà nước đầu tư. Còn Lâm Đồng triển khai hiệu quả các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp do tư nhân đầu tư.
Sản xuất cây giống bằng nuôi cấy mô tại công ty giống PH Biotech (P11, Đà Lạt)

Sản xuất cây giống bằng nuôi cấy mô tại công ty giống PH Biotech (P11, Đà Lạt)

Ở các địa phương có quy hoạch nông nghiệp công nghệ cao khác, nơi đang trong quá trình hoàn thiện cơ sở pháp lý, nơi đầu tư ở quy mô nhỏ.

Quy hoạch nhiều, làm ít

Hiện nay, cả nước có hai khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Thủ tướng Chính phủ thành lập tại tỉnh Hậu Giang và Phú Yên. Ba tỉnh Thái Nguyên, Thanh Hóa và Lâm Đồng thuộc quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đã có 25 doanh nghiệp được Bộ NN&PTNT công nhận là doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

TP.HCM là địa phương đầu tiên của cả nước có khu NNCNC và đến nay vẫn là mô hình thành công nhất của loại hình này.

Được hình thành từ trung tâm nghiên cứu và ứng dụng NNCNC năm 2004, sau 12 năm hoạt động, Khu NNCNC TP.HCM (AHTP) đã xây dựng được 4 trung tâm trực thuộc.

Đã có 14 đơn vị được cấp phép ở nhiều ngành nghề khác nhau như sản xuất hạt giống, sản xuất phân bón vi sinh, sản xuất và chế biến sản phẩm từ nấm, công nghệ xử lý sau thu hoạch...

Theo ông Từ Minh Thiện - phó trưởng ban quản lý AHTP, AHTP đã chuyển giao quy trình sản xuất, giới thiệu tiến bộ khoa học trong nghiên cứu chọn tạo giống, các công nghệ mới tạo sự lan tỏa cho khu vực làm nông nghiệp của TP.HCM.

Những nghiên cứu của AHTP trong thời gian qua đã góp phần hình thành một số vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như vùng sản xuất hoa lan tại Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn. AHTP sẽ mở thêm 4 khu NNCNC mới tập trung phát triển công nghệ sau thu hoạch và nấm, thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi công nghệ cao.

Trong khi đó, Lâm Đồng là tỉnh đi đầu của cả nước về áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Diện tích canh tác áp dụng công nghệ cao của Lâm Đồng đạt 49.000ha, chiếm 17% tổng diện tích đất canh tác và là tỉnh có nhiều doanh nghiệp, nông dân áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp nhất cả nước.

Trong đó, hơn 21.000ha rau, hoa, cây đặc sản ứng dụng tưới phun tự động; 50ha hoa, dâu tây áp dụng công nghệ cảm biến, tự động đồng bộ; 6,5ha rau thủy canh và 41ha canh tác trên giá thể; hơn 2.200ha chè ứng dụng đồng bộ hệ thống tưới, bón phân tự động; 18.781ha cà phê ứng dụng công nghệ cao được chứng nhận 4C, UTZ, Rainforest...

Giá trị thu nhập bình quân trong nông nghiệp toàn tỉnh Lâm Đồng đã đạt tới 175 triệu đồng/ha/năm, trong đó ngành trồng rau công nghệ cao đạt 400 - 500 triệu đồng/ha/năm. Riêng trồng hoa công nghệ cao, Lâm Đồng có nhiều mô hình đạt tới 3 tỉ đồng/ha/năm.

TS Nguyễn Đăng Nghĩa, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn nông nghiệp nhiệt đới, cho biết ngành nông nghiệp VN đang đối mặt với nhiều thách thức và chỉ còn cách áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp thì mới có thể vượt qua.

Thứ nhất là năng suất và sản lượng của các nông sản chủ lực của VN đã tới hạn. VN có nhiều mặt hàng nông sản thuộc tốp đầu của thế giới không chỉ về sản lượng mà còn về năng suất. Nhưng những năm trở lại đây năng suất đang chậm dần hoặc chững lại.

Thứ hai là yêu cầu cấp bách về an toàn vệ sinh thực phẩm. “Sản xuất nhỏ lẻ, sử dụng phân, thuốc thiếu kiểm soát, công nghệ sau thu hoạch yếu kém thì không thể nào có chất lượng cao được. Trong khi đó, nhu cầu của người tiêu dùng và của thế giới ngày càng khắt khe hơn về chất lượng.

Nếu cứ sản xuất như cũ, nông sản của VN khó mà bán với giá cao” - ông Nghĩa phân tích. Vì vậy, theo ông Nghĩa, VN đã ở vào tình thế buộc phải đầu tư sâu rộng vào phát triển NNCNC để giải hai khó khăn kể trên.

Nơi nào đang làm nông nghiệp công nghệ cao?
Kiểm tra thanh long trước khi xuất khẩu tại khu nông nghiệp công nghệ cao TP.HCM. Ảnh Quang Định

Chờ đợi chính sách

Ông Nguyễn Văn Thành - chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH An Phú Đà Lạt (APP), một trong những đơn vị đầu tư lớn vào NNCNC ở Lâm Đồng - cho biết đầu tư vào NNCNC rất tốn kém. Để có 1ha nhà kính đủ chuẩn, tự động hóa để có thể tạo ra sản lượng nông sản lớn, chất lượng cao cần tới 1 triệu USD.

Trong khi đó doanh nghiệp VN đa số là doanh nghiệp nhỏ, không đủ vốn để đầu tư vào nông nghiệp quy mô lớn. “Chúng tôi đang rất trông đợi vào gói tín dụng 100.000 tỉ đồng mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mới công bố. Nếu được tiếp cận nguồn vốn này thì chúng tôi có thể mở rộng diện tích sản xuất trong thời gian tới” - ông Thành cho biết.

GS Nguyễn Quốc Vọng, Đại học RMIT (Úc), cho rằng không phải nói đến NNCNC là phải xây dựng hệ thống nhà kính đắt tiền, hệ thống tưới nhỏ giọt hay kiểm soát các điều kiện trong môi trường kín.

Tùy vào điều kiện của các quốc gia khác nhau mà có chính sách và ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp phù hợp. Ví dụ tại Úc, nơi có quỹ đất canh tác rộng lớn, người ta ưu tiên ứng dụng cơ giới hóa trong canh tác nông nghiệp trên những cánh đồng lớn.

Công nghệ được áp dụng ở đây là cơ giới hóa trong làm đất, chăm sóc và thu hoạch, cũng như tự động hóa hệ thống tưới và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Trong khi đó Israel có diện tích đất canh tác ít, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên họ lại tập trung vào hệ thống nhà kính, kiểm soát môi trường trong các nhà kính, cũng như tưới và cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng bằng hệ thống tưới nhỏ giọt.

“Phải tùy vào các điều kiện tự nhiên, khí hậu và nguồn vốn để đầu tư vào công nghệ trong nông nghiệp. Không hẳn cứ mua thiết bị đắt tiền là có thể thành công” - GS Vọng nói.■

Năm 2010, Chính phủ phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020. Đề án này có mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đạt mức tăng trưởng trên 3,5%/năm, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia cả trước mắt và lâu dài.

Sau khi có Luật công nghệ cao, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17-12-2012 phê duyệt chương trình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Sau đó là quyết định 575 phê duyệt quy hoạch khu và vùng công nghệ cao đến năm 2020, định hướng năm 2030.

Theo quyết định này, đến năm 2020 sẽ xây dựng 10 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó có 8 khu đã được UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập.

Cụ thể, ngoài hai khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang và Phú Yên đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tiếp tục quy hoạch và xây dựng 8 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được UBND các tỉnh thành quyết định thành lập, gồm: Thái Nguyên, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Lâm Đồng, TP.HCM, Bình Dương, Cần Thơ.

Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được quy hoạch: Các vùng sản xuất cà phê ứng dụng công nghệ cao tập trung tại Tây nguyên, Tây Bắc và Bắc Trung bộ.

Các vùng sản xuất chè ứng dụng công nghệ cao tập trung tại Thái Nguyên và Lâm Đồng. Các vùng sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao tập trung tại Bình Thuận.

Vùng sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao: Lào Cai, Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Lâm Đồng. Các vùng sản xuất hoa ứng dụng công nghệ cao tập trung tại Lào Cai, Hà Nội, TP.HCM, Lâm Đồng.

Các vùng sản xuất cây ăn quả chủ lực xuất khẩu ứng dụng công nghệ cao tập trung tại Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Các vùng chăn nuôi bò sữa ứng dụng công nghệ cao tập trung tại Sơn La, Hà Nội, Nghệ An và Lâm Đồng. Các vùng chăn nuôi heo ngoại ứng dụng công nghệ cao tập trung tại vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ.

Các vùng chăn nuôi gia cầm ứng dụng công nghệ cao tập trung tại vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Bắc Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Các vùng sản xuất tôm nước mặn, nước lợ ứng dụng công nghệ cao tập trung tại vùng đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, duyên hải Nam Trung bộ, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Nguồn: Trần Mạnh/cuoituan.tuoitre.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 143

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 142


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1206396

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72889105