05:03 EST Thứ năm, 19/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất nông nghiệp chất lượng cao - Hướng đi bền vững: Bài 1: Kỳ vọng và thực tế

Thứ bảy - 14/06/2014 01:06
Nông nghiệp, nông thôn, nông dân là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu hiện nay. Làm thế nào để nâng cao giá trị nông sản, nâng cao đời sống nông dân và hiện đại hóa nông thôn luôn là câu hỏi lớn. Sản xuất nông nghiệp chất lượng cao (NNCLC) được xem giải pháp đột phá. Tuy nhiên, thời gian qua, sản xuất NNCLC còn mang nặng tính phong trào, tự phát. Nhìn nhận tổng thể vấn đề trên ở ĐBSCL, vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước, để tìm ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp – nông thôn – nông dân là yêu cầu không thể chậm hơn nữa.

 


Phần lớn nông dân hiện nay vẫn sản xuất lúa theo kiểu thủ công. Ảnh: P.T.C.

Lúng túng quy hoạch vùng sản xuất

Nhiều năm trở lại đây, xu hướng sản xuất NNCLC đã hình thành tại các tỉnh, thành ĐBSCL. Hầu như địa phương nào cũng xây dựng chương trình này, kể cả triển khai chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao của Bộ NN-PTNT. Thế nhưng, phần lớn các chương trình chỉ dừng lại ở kế hoạch, mô hình, hoặc triển khai ì ạch.

Hiện nay, khi đề cập đến vùng lúa chất lượng cao ở ĐBSCL, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) chỉ nói chung chung: “Kiên trì quy hoạch, thực hiện chương trình 1 triệu ha sản xuất lúa chất lượng cao” và một câu kèm theo “các tỉnh cần đẩy mạnh việc liên kết 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ lúa chất lượng cao cho xuất khẩu”. Vì sao chương trình này triển khai lúng túng? Nguyên nhân nằm ở chỗ chưa có doanh nghiệp nào đặt hàng sản phẩm. Giá mua lúa chất lượng cao vẫn chưa phân biệt rõ nét với lúa chất lượng thấp. Đây là một thực tế hầu như địa phương nào ở ĐBSCL cũng gặp phải.

Lão nông Bảy Quí, Hậu Giang, là 1 trong số 50 nông dân trong cả nước được nhận bằng khen của Bộ NN-PTNT về “Nông dân sáng tạo - sản xuất lúa giỏi”, nói: “Có vụ sản xuất, thương lái treo hẳn tấm bảng trên ghe “Lúa IR 50404 đừng kêu bán. Xin cảm ơn”; nhưng có vụ lại treo: “Chỉ mua lúa IR 50404”.

Câu chuyện này bắt đầu từ chuyện “ăn hàng” của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo mà ông Bảy Quí kể, nghe đơn giản và buồn cười, nhưng phần nào phản ánh đúng bản chất của sản xuất và tiêu thụ lúa gạo tại ĐBSCL.

Thị trường gạo xuất khẩu hiện nay chủ yếu có 2 loại gạo là 25% tấm và 5% tấm. Nếu xuất gạo dạng 25% tấm cần lúa IR 50404, còn gạo 5% tấm thì… thôi, chứ gạo xuất không phân biệt chất lượng cao hay thấp. Năm 2008, khi doanh nghiệp bế tắc đầu ra, nông dân ĐBSCL tồn đọng hàng trăm ngàn tấn lúa IR 50404. Các nhà khoa học và Hiệp hội lương thực khuyến cáo hạn chế trồng lúa IR 50404.

Đùng một cái vụ sau, nông dân trồng lúa IR 50404 bán đắt như tôm tươi, các nhà khoa học và lãnh đạo địa phương cũng lúng túng không biết khuyến cáo thế nào. Đó là chưa kể hiện nay đồng ruộng ĐBSCL có quá nhiều giống lúa, mỗi giống đều có thế mạnh và cái khó trong sản xuất, nhưng cánh thương lái cứ bổ đều mua giá sàn ngang nhau nên không kích thích nông dân trồng lúa chất lượng cao hay đặc sản.

Tương tự, cây ăn trái đặc sản cũng chịu chung hoàn cảnh. Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng chưa ổn định; màu sắc, kích cỡ… không đồng đều dẫn đến tính cạnh tranh thấp. Công nghệ đóng gói, bảo quản sau thu hoạch lạc hậu nên kim ngạch xuất khẩu thấp. Một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến tình cảnh của trái cây hiện nay là chưa hình thành được các vùng chuyên canh. Ai cũng thấy rõ điều đó nhưng cách nào để làm vẫn chưa biết. Thử hỏi những loại trái cây như xoài cát Hòa Lộc, nhãn xuồng cơm vàng… không được quy hoạch trồng trên diện tích lớn, khó thành sản phẩm hàng hóa để phục vụ tiêu dùng nội địa hay xuất khẩu.

Hiện nay, ở các vùng sản xuất trái cây hình thành tự nhiên do phong thổ, tập quán như măng cụt, sầu riêng, chôm chôm Cái Mơn (Chợ Lách – Bến Tre); vú sữa Vĩnh Kim (Châu Thành – Tiền Giang); bưởi Năm Roi Bình Minh (Vĩnh Long); thanh long Long An, Gò Công; chôm chôm, sầu riêng Cai Lậy (Tiền Giang), xoài cát Hòa Lộc (Cái Bè - Tiền Giang)…

Khi đến những nơi này, ai cũng thấy rất đẹp mắt và hiện rõ lên tiềm năng to lớn của trái cây Việt Nam, nhưng đó chỉ cảm xúc ban đầu, còn khi nghiên cứu chiều sâu sẽ thấy rõ sự tản mạn về quy hoạch, chủng loại, nhất là giống và biện pháp canh tác. Nhiều nông dân nói rằng, họ thiếu thông tin quy hoạch và thông tin thị trường trái cây. Thật ra chẳng có thông tin gì về quy hoạch, bởi thực tế chưa có quy hoạch gì cả. Để hình thành vùng chuyên canh sản xuất cây ăn trái với quy mô lớn, mà hầu hết các văn bản, từ kế hoạch phát triển đến quy hoạch chiến lược. Thậm chí báo cáo kinh tế của trung ương lẫn địa phương đều đã nói đi nói lại nhiều lần, nhưng thực tế chưa ai làm, chủ yếu do nông dân tự phát.

Loay hoay tìm thị trường tiêu thụ

 

Đến thời điểm này, theo đánh giá chung, thành công nhất trong các chợ đầu mối trái cây ở ĐBSCL là chợ trái cây Vĩnh Kim (Châu Thành, Tiền Giang).

Chợ trái cây Vĩnh Kim hoạt động từ năm 2004 huy động lượng trái cây rất lớn, đa dạng của thương lái, nông dân từ Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Trà Vinh… Hàng ngày, chợ Vĩnh Kim tiêu thụ 250-300 tấn trái cây các loại, cao điểm lễ, tết từ 700-1.000 tấn.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Tài, quản lý chợ, cho biết: “Hầu hết sản xuất theo kiểu thủ công nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, không theo các quy trình tiêu chuẩn nghiêm ngặt nên không ai dám đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm bị bỏ lửng. Việc tiếp cận thông tin thị trường, nguồn hàng của nông dân, tiểu thương… còn yếu kém. Nhiều tiểu thương bán buôn liều mạng, cạnh tranh không lành mạnh, phá giá, chụp giật… nên nhiều trường hợp mất hàng, bị giựt tiền”.

 

Trong khi sản xuất còn nhiều vấn đề phải làm thì thị trường và đầu ra cho nông sản CLC vẫn bí. Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), nếu không có sự liên kết với ngành thu mua lúa không thể xây dựng thương hiệu và nâng cao giá trị lúa hàng hóa. Không phải ngẫu nhiên Cục Trồng trọt nhấn mạnh đến vai trò của “ngành thu mua lúa”. Cụ thể là các doanh nghiệp kinh doanh gạo.

ĐBSCL vựa lúa của cả nước, muốn bán được giá nông dân phải trông chờ vào đầu ra của hạt gạo xuất khẩu. Doanh nghiệp vẫn còn kiểu kinh doanh “ăn xổi, ở thì”, chưa liên kết vì lợi ích chung để làm đối trọng với các đối tác. Chuyện bán “phá giá”, rồi các doanh nghiệp ngoài ngành gạo (chẳng có kho tàng, nhà máy xay xát) thấy xuất khẩu như một “kèo thơm” nhảy vào… làm cho thị trường thêm rối ren. Với cơ cấu sản xuất lúa 3 vụ/năm, áp lực bán lúa ngay để có tiền trang trải và tái đầu tư sản xuất đối với nông dân là rất lớn. Cái yếu của ngành xay xát là không thể mua hết lượng lúa hàng hóa của nông dân để dự trữ xuất khẩu.

Câu chuyện lúa tồn đọng kéo dài hơn 10 năm nhưng đến nay vẫn tái diễn. Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính là hệ thống kho trữ lúa quá yếu kém. Hẳn nhiều nông dân khó quên chuyện gần 4 triệu tấn lúa hàng hóa tồn đọng vào tháng 4-2007.

Khi kho chứa “có vấn đề”, niềm hy vọng lớn của nông dân là các chợ đầu mối. Khi lần lượt 3 chợ đầu mối chuyên doanh lúa gạo đưa vào hoạt động ngay tại các vùng sản xuất trọng điểm ở ĐBSCL: Đồng Tháp, Tiền Giang và Long An, nhiều người cho rằng đây là “mô hình” điểm trong việc giải quyết đầu ra cho lúa gạo, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ của 4 nhà (nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước). Thế nhưng, đến nay theo đánh giá của nhiều người các “mô hình” chợ đầu mối chuyên doanh lúa gạo này thực chất chỉ là … một cái kho!

Tại trung tâm nông sản Phú Cường (Cai Lậy, Tiền Giang), các hoạt động chủ chốt như tư vấn kỹ thuật, dịch vụ ngân hàng vẫn còn vắng bóng. Theo quy định, giá trị giao dịch 20 triệu đồng trở lên phải thanh toán qua tài khoản. Trong khi nông dân mấy người có tài khoản, tại chợ cũng không có dịch vụ ngân hàng, nên bó tay!

Chợ gạo đã vậy, chợ trái cây cũng không khá hơn. Chợ đầu mối trái cây tỉnh Đồng Tháp là một ví dụ. Hiện giữa mùa trái cây tại ĐBSCL nhưng toàn bộ khu nhà lồng trung tâm chợ được phân ra thành nhiều lô sạp nhỏ để bán tạp hóa, thuốc tây, ống nước, rổ rá, chài lưới… dù trên bảng hiệu vẫn ghi là sạp chuyên bán sỉ, lẻ trái cây các loại. Khu vực sân rộng ngay bên hông nhà lồng chợ được chia lô dựng tạm bợ hàng chục quầy sạp nhỏ cho tiểu thương bán như một chợ nông thôn.

Trên quốc lộ 1A, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi Trung tâm thương mại trái cây quốc qua liên tục bị đổi tên. Khai trương chưa được bao lâu thì lao vào cảnh đìu hiu. Khách đường dài ghé vào lèo tèo, các nhà vườn thì ngại vào siêu thị. Đến tháng 5-2008, siêu thị bán lẻ trái cây đã trở thành... siêu thị mắm Trí Hải và giờ đây đang chuyển thành trạm dừng chân của hãng xe khách Phương Trang.

Bài 2: Chuẩn hóa nông sản – yêu cầu bức bách

Nhóm PV ĐBSCL
Nguồn sggp.org.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 135


Hôm nayHôm nay : 28378

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 799691

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72482400