18:10 EST Thứ tư, 22/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp: Cần thận trọng

Chủ nhật - 15/06/2014 03:57
Hơn một năm kể từ khi Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (ngày 19-2-2013), toàn ngành nông nghiệp đã rốt ráo vào cuộc và thu được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, nông nghiệp Việt Nam vẫn cần những bước chuyển mạnh mẽ hơn. Trong đó, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) được xem là giải pháp tiên quyết, trọng tâm.

Năm 2015, sẽ có 262 nghìn ha đất lúa tiếp tục được chuyển đổi sang cây trồng khác. Ảnh: Trần Việt

Toàn ngành vào cuộc

Trong toàn ngành nông nghiệp, trồng trọt được xem là đi tiên phong thực hiện Đề án tái cơ cấu, với kết quả rõ nhất thể hiện ở việc triển khai chuyển đổi cây trồng trên đất lúa suốt thời gian qua.

Theo số liệu của Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), năm 2013, cả nước có hàng trăm nghìn ha đất lúa kém hiệu quả được chuyển đổi sang các cây trồng khác. Trong đó, vùng ĐBSCL đã chuyển đổi được trên 87.000 ha; vùng Duyên hải Nam Trung bộ chuyển đổi được gần 7.000 ha, Tây Nguyên hơn 5.300 ha… Dự kiến, năm 2015, sẽ chuyển tiếp 262 nghìn ha đất lúa sang cây trồng khác và đến năm 2020, con số này là 511 nghìn ha.

Song song với đó, công tác xây dựng cánh đồng mẫu lớn cũng có những chuyển biến tích cực. Cụ thể, ở Nam bộ đã có 13 tỉnh tham gia xây dựng cánh đồng mẫu lớn với tổng cộng gần 370 mô hình, tương đương tổng diện tích trên 120 nghìn ha. Mặc dù mang đặc thù ruộng đất manh mún nhưng vùng đồng bằng sông Hồng cũng đã dần tạo được trên 1.200 mô hình, tổng diện tích trên 35 nghìn ha… Ngoài những kết quả trên, Cục Trồng trọt cũng đã hoàn thiện nhiều chương trình, đề án quan trọng nhằm phát triển cây công nghiệp như: Đề án tái canh cây cà phê; Đề án phát triển bền vững ngành cà phê Việt Nam đến năm 2020; tập trung điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành điều đến năm 2020, định hướng 2030…

Bên cạnh trồng trọt, lâm nghiệp cũng là một trong những lĩnh vực sớm được phê duyệt kế hoạch hành động thực hiện Đề án tái cơ cấu. Đến nay, Tổng cục Lâm nghiệp đang gấp rút triển khai dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng giai đoạn 2013-2016 (hiện đã hoàn thành tại 15 tỉnh) nhằm nắm bắt thực trạng chính xác cho việc đề ra chính sách; đã hoàn thành điều tra đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Ban Quản lý rừng phòng hộ; điều tra đánh giá thực trạng Công ty lâm nghiệp nhà nước nhằm sớm có chính sách tái cơ cấu bộ máy hoạt động và nâng cao hiệu quả...

Ngoài trồng trọt, lâm nghiệp, hiện nay, Đề án tái cơ cấu của hầu hết các lĩnh vực khác như chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi… cũng đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt. Có thể khẳng định rằng, Bộ NN&PTNT đã hoàn thiện cơ bản mọi công tác chuẩn bị, để đến năm 2015, toàn ngành chính thức bắt tay vào triển khai các công việc cụ thể của Đề án.

Đẩy mạnh ứng dụng KHCN

Phát biểu tại Hội nghị sơ kết thực hiện Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tổ chức giữa tháng 5, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá: Việc đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp thời gian qua đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Đó là nhận thức về sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với chế biến, thị trường tiêu thụ, áp dụng tiến bộ KHCN, chất lượng, thương hiệu sản phẩm được nâng lên. Một số địa phương thực hiện chuyển đổi sáng tạo, thực tiễn có nhiều mô hình đạt năng suất, hiệu quả cao, tăng thu nhập cho nông dân. Theo thống kê, thu nhập bình quân của hộ nông dân năm 2013 đạt 19,9 triệu đồng/hộ, tăng 1,8 lần so với năm 2010; giá trị thu được trên đất trồng trọt đạt bình quân 72,8 triệu đồng/ha/năm, trên đất nuôi trồng thủy sản đạt 146 triệu đồng/ha/năm, đều tăng mạnh so với trước đây. Cũng theo Phó Thủ tướng, thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp hoàn toàn khả thi, tin tưởng nhất định sẽ thành công. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai cũng cần thận trọng, đặc biệt là việc chuyển đổi cây trồng trên đất lúa.

“Bên cạnh những mặt được, quá trình triển khai Đề án tái cơ cấu vẫn còn nhiều bất cập. Một số địa phương, đơn vị chưa thực sự quan tâm, triển khai chậm, thậm chí còn lúng túng. Tái cơ cấu là vấn đề khó không chỉ đối với ngành nông nghiệp và kết quả đạt được mới chỉ ở bước đầu, vì tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, cơ cấu của ngành, đóng góp của nông nghiệp trong nền kinh tế vẫn chưa tương xứng, đòi hỏi tiếp tục phải có tư duy mới, sáng tạo và thường xuyên tiếp cận thị trường”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát thừa nhận: Tính đến hết ngày 10-5-2014, mới có 23/63 tỉnh, thành phố ban hành Đề án (hoặc Kế hoạch hành động) tái cơ cấu nông nghiệp của địa phương. Việc triển khai thực tiễn chưa nhiều và tác động tới tăng trưởng ngành còn hạn chế. Đơn cử như Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp đã được Bộ NN&PTNT phê duyệt từ tháng 7-2013, nhưng đến nay mới chỉ có 2 tỉnh có đề án riêng được UBND tỉnh phê duyệt.

Tại buổi tọa đàm: "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng” do Ban Kinh tế Trung ương tổ chức ngày 28-5 vừa qua, nguyên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Huy Ngọ cho rằng: Một trong những nội dung có tính quyết định đối với việc thực hiện tái cơ cấu ngành là phải đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ KHCN. Trong đó, vai trò của Nhà nước thể hiện rõ nhất ở hai điểm, một là hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, hai là giao những đề tài nghiên cứu cơ bản và những đề tài cấp Nhà nước cho các nhà khoa học nghiên cứu, còn lại để cho các DN làm chủ, chịu trách nhiệm về việc chuyển giao KHCN.

Liên quan tới vấn đề này, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng chỉ đạo, thời gian tới, Bộ NN&PTNT phải đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ KHCN, coi đây là một trong những nội dung có tính quyết định của việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp; phải đưa ra các giải pháp mới, có xây dựng mô hình mẫu với từng ngành và có cơ chế chính sách để mở rộng. Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT cũng cần có chương trình nghiên cứu, đẩy mạnh công tác thông tin thị trường để định hướng sản xuất đến tất cả các ngành, từng phân ngành, kiểm soát dung lượng thị trường, quy mô tái cơ cấu, quản lý, điều tiết sản xuất, kinh doanh; đồng thời có giải pháp đưa thông tin đồng bộ đến người sản xuất kinh doanh.

Uyển Như
Nguồn baohaiquan.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 195

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 194


Hôm nayHôm nay : 59711

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1202725

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74249696