02:27 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tái cơ cấu nông nghiệp: Tiền, thị trường và tư duy

Thứ bảy - 11/01/2014 10:24
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục tiêu nâng cao thu nhập của người nông dân được xem là định hướng phát triển nền nông nghiệp Việt Nam giai đoạn tới.

 


Định hướng đó hoàn toàn đúng nhưng tái cơ cấu bằng cách nào, chuyển đổi sang cây gì, con gì lại không đơn giản. Đã có rất nhiều cuộc họp bàn về vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp và thực hiện nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, nhưng thực tế, vẫn là nói dễ hơn làm. Và sẽ càng khó hơn khi quá trình tái cơ cấu đòi hỏi 3 yếu tố quan trọng: tiền, thị trường và tư duy.

 

Trong nhiều năm, nông nghiệp được nói đến nhiều, sản xuất để xuất khẩu cũng được nói đến nhiều, nhưng người nông dân, chủ thể chính của sản xuất lại ít được nói đến. Đặt ra con số lợi nhuận thu được từ 1ha đất sản xuất lúa gạo, nhưng thực tế có mấy hộ có được 1ha đất.

Tại đồng bằng sông Hồng, 90 - 95% số hộ nông dân có diện tích 0,2 - 0,3ha, đồng bằng sông Cửu Long có khá hơn một chút. Trong bối cảnh chi phí đầu vào cao, giá công lao động cao (thấp nhất là 150 ngàn đồng/ngày), giá lúa bán ra thấp như hiện nay, mỗi hộ phải có 4ha trở lên mới có thể sống được bằng sản xuất lúa gạo.

Việc hàng chục ngàn hộ nông dân bỏ ruộng là dấu hiệu của sản xuất không hiệu quả. Theo các báo cáo, chưa đến 10 ngàn ha nhưng với quy mô 0,2 - 0,3 ha/hộ thì đã lên tới hàng chục ngàn hộ. Đó là nỗi lo của tất cả những ai liên quan đến nông nghiệp.

Một trong những nguyên nhân của tồn tại hiện nay có yếu tố lịch sử. Thời kỳ bắt đầu đổi mới, là tư duy số lượng. Việc thực hiện khoán 10, giao đất cho hộ nông dân đã tạo ra một cú hích rất lớn về mặt chính sách, không phải là khoa học hay đầu tư.

Dân đói, các nhà hoạch định chính sách từ trung ương đến địa phương đều hướng vào số lượng để giải quyết cái ăn. Các nhà khoa học cũng bị tác động bởi tư duy số lượng, phải làm ra những giống lúa mang lại năng suất cao nhất, phải no đã, chưa quan tâm đến ngon.

Đầu tư nông nghiệp tập trung cho thủy lợi, cho cây lương thực và chủ yếu là cây lúa. Sản xuất hộ quy mô nhỏ đã có tác động tích cực, bởi người nông dân nhìn rõ phần lợi ích của mình. Trong thời điểm ấy, tư duy chính sách ấy là rất phù hợp.

Hiện nay, Việt Nam mỗi năm xuất khẩu tới 30% sản lượng gạo, trên 90% cà phê, khoảng 80 - 90% điều và hồ tiêu... Nền nông nghiệp Việt Nam đang rất mở, phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thị trường xuất khẩu, đòi hỏi sản xuất quy mô lớn hơn, hàng hóa có chất lượng cao hơn, độ đồng đều của sản phẩm tốt hơn.

Bây giờ, không phải tính mấy tấn/ha như trước kia nữa mà phải tính bao nhiêu tiền/ha. Sản xuất quy mô nhỏ không còn thích ứng vì chi phí sản xuất quá cao, không đáp ứng được những yêu cầu ngày càng khắt khe của xuất khẩu. Tuy nhiên, "tư duy số lượng" từ đó đến nay vẫn chưa thay đổi kịp.

Thay đổi tư duy, điều quan trọng nhất để chuyển từ nông nghiệp số lượng sang nông nghiệp hiệu quả. Nhưng với bối cảnh nền kinh tế hiện nay, không thể ngay lập tức chuyển hướng sang cây trồng khác, vật nuôi khác, bởi nó đòi hỏi phải đầu tư một năm mấy ngàn tỷ đồng.

Chẳng hạn, Việt Nam mỗi năm nhập gần 3 tỷ USD thức ăn chăn nuôi, trong khi xuất khẩu lúa gạo mỗi năm cũng chỉ được hơn 3 tỷ USD, tại sao không chuyển sang sản xuất thức ăn chăn nuôi?

Thực tế, để có được 3 tỷ USD giá trị từ ngô phải có 3 triệu tấn ngô, mà 3 triệu tấn ngô với năng suất trung bình hiện nay khoảng hơn 5 tấn/ha, cần phải 600 ngàn ha ngô. Vậy, với 600 ngàn ha đất ngô sẽ lấy từ đâu?

Tái cơ cấu gắn với đầu tư, vậy lấy tiền ở đâu để tái cơ cấu nông nghiệp? Riêng việc chuyển từ sản xuất lúa sang ngô, toàn bộ hệ thống tưới phải quy hoạch lại, tập huấn cho nông dân và quan trọng nhất là doanh nghiệp nào sẽ làm việc này? Trồng ngô có yêu cầu thổ nhưỡng, hệ thống thủy lợi khác đất trồng lúa.

Yêu cầu làm đất, đầu tư phân bón cho ngô cũng cao hơn nhiều so với lúa. Hiện ngô chưa được cơ giới hóa, tất cả vẫn làm bằng tay, vậy đầu tư như thế nào để ngô đạt sản lượng cao? Quy mô nhỏ có thể làm được, nhưng với quy mô lớn, sẽ giải bài toán nhân lực như thế nào?

Yếu tố thị trường cũng hết sức quan trọng trong tái cơ cấu nông nghiệp. Nông dân Việt Nam giỏi trồng lúa. Gạo Việt Nam đã có thị trường, lúa làm ra không bán được giá cao, thì vẫn bán được giá thấp, không bán được ngay giữ lại sau này vẫn bán được.

Chuyển sang trồng ngô, nông dân dễ gặp rủi ro, bởi ngô Việt Nam chưa có thị trường, kỹ thuật thâm canh chưa cao, giá công lao động cao, giá bán thấp. Mặt khác, ngô trồng trong nước cũng không cạnh tranh được với ngô nhập khẩu cả về giá và chất lượng.

Hiện giá ngô trên thị trường thế giới rất rẻ do được cơ giới hóa cao, hệ thống sấy đảm bảo. Giá ngô Việt Nam nhập từ các nước Mỹ La tinh chỉ tương đương giá ngô sản xuất trong nước. Nông dân Việt Nam quy mô sản xuất rất nhỏ, chỉ một vụ không tiêu thụ được, tái cơ cấu sẽ thất bại.


PGS-TS. NGUYỄN VĂN BỘ
- Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, HẢI VÂN ghi
Nguồn doanhnhansaigon.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 485


Hôm nayHôm nay : 32058

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 592328

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70819643