Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn:Cần bổ sung thời hạn cho đề án, xây dựng giải pháp tái cơ cấu tổng thể quy định cho từng sản phẩm, lĩnh vực sản xuất, quy hoạch, quỹ đất, cơ chế chính sách và thương mại- thị trường...
|
Hiện nay, ngành nông nghiệp đã xác định được sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực; ban hành hệ thống đề án, quy hoạch, chính sách, tạo hành lang để các sản phẩm phát triển như: cơ cấu mùa vụ chuyển đổi phù hợp với diễn biến BĐKH, xác định cơ cấu giống chủ lực, áp dụng nhiều tiến bộ KHKT, thu hút doanh nghiệp vào sản xuất nông nghiệp… Nhờ vậy, sản xuất nông nghiệp đã hình thành các mô hình liên doanh, liên kết theo chuỗi giá trị; thành phần kinh tế tập thể phát triển mạnh; xúc tiến nhiều dự án đầu tư kết cấu hạ tầng, phục vụ tái cơ cấu. Công tác sắp xếp, kiện toàn các đơn vị trực thuộc được triển khai theo hướng tinh gọn, linh hoạt và hiệu quả.
Nông nghiệp Hà Tĩnh đã và đang chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng trồng trọt, tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Ảnh: Tiến Thành
|
Để tăng cao giá trị, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành nông nghiệp, Đề án đã nêu ra các mục tiêu cụ thể trong lộ trình chiến lược, trong đó chú trọng một số định hướng cơ bản như: tập trung phát triển hàng hóa chủ lực, thực hiện hóa vai trò chủ lực của sản phẩm; bám sát yêu cầu thị trường, từng bước nâng cao vai trò của DN; nâng cao hàm lượng KHKT; tái cơ cấu trên từng sản phẩm…
Kết luận buổi làm việc, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Đình Sơn yêu cầu Sở NN&PTNT sớm hoàn chỉnh đề án chung, báo cáo UBND tỉnh. Trong đó, cần bổ sung thời hạn cho đề án; xây dựng giải pháp tái cơ cấu tổng thể quy định cho từng sản phẩm, lĩnh vực sản xuất, đặc biệt cần quan tâm đến quy hoạch, quỹ đất, cơ chế chính sách và thương mại- thị trường…
Nguyễn Oanh
Nguồn baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn