14:16 EDT Thứ năm, 18/07/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thiếu liên kết

Thứ hai - 02/06/2014 22:07
Những ngày qua, tại vùng ĐBSCL diễn ra nhiều cuộc họp bàn về tái cơ cấu nông nghiệp, trong đó bức bách nổi lên là vấn đề chính quyền thiếu liên kết.
Thiếu liên kết
SX cá tra đang thiếu liên giữa nhà máy với nông dân

Chiều 29/5, tại TP Cần Thơ, Ban Kinh tế Trung ương và Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ làm việc với nhiều nhà khoa học, hội nghề nghiệp bàn giải pháp cứu ngành nuôi và chế biến cá tra. Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, TS Lê Văn Bảnh, nói địa phương nào cũng có khu công nghiệp với nhà máy chế biến cá tra tự phát dẫn đến cung thừa, nay rất khó sửa.

Ngoài ra có sự thiếu liên kết cả trong nghiên cứu khoa học. Hiệu trưởng Trường Đại học Cần Thơ, TS Hà Thanh Toàn kể rằng, nghiên cứu về biến đổi khí hậu riêng rẽ từng địa phương không hiệu quả, nên trường phải liên kết với 13 địa phương ĐBSCL cùng thực hiện.

Cũng theo TS Toàn, Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với hai viện khoa học để nghiên cứu tối ưu hóa chuỗi sản phẩm chủ lực của ĐBSCL, đã dựa vào Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ mà vẫn không thông qua được các bộ ngành ở Trung ương.

Nên thực trạng nông nghiệp ĐBSCL rất lạc hậu. Viện phó Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL Đặng Kiều Nhân cho biết, vừa đưa một chuyên gia nước ngoài đi tham quan nhà máy chế biến gạo được đánh giá là hiện đại của ĐBSCL. Vị chuyên gia nhận xét, cung cách quản trị lạc hậu như ba chục năm trước, sản xuất mà chưa nắm được nhu cầu thị trường; hiện nay phải nghiên cứu nhu cầu của thị trường trước rồi mới tổ chức sản xuất.

“Nông nghiệp hiện đại là phải có sản phẩm đặc thù chế biến giá trị gia tăng cao, còn nông nghiệp ĐBSCL chủ yếu vẫn là sản phẩm thô, địa phương nào cũng có mỗi thứ một tý giống nhau”, Phó Viện trưởng Nhân nhận xét.

Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Lê Vĩnh Tân cho biết, sắp tới Ban Kinh tế Trung ương tổ chức các đoàn đi nghiên cứu mô hình quản lý vùng của Pháp và một số nước châu Âu để tham khảo kinh nghiệm, áp dụng cho ĐBSCL. “Trước hết, tổ chức liên kết vùng cứu con cá tra, sau đó mở rộng ra với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực khác là lúa gạo, tôm, trái cây", ông Tân nói.

TS Lê Văn Bảnh kể thêm, mô hình “nông hộ nhỏ cánh đồng lớn” gọi là cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa, đã qua nhiều năm nhưng chưa được như kỳ vọng.

Đó là sản xuất vẫn nhỏ lẻ, các doanh nghiệp muốn mua lúa vẫn phải ký hợp đồng với từng nông hộ. “Kinh tế hợp tác chưa phát triển được từ mô hình này, theo tôi đây là trách nhiệm của cả chính quyền địa phương”, TS Bảnh nói.

Vấn đề là nhà nước tham gia vào chuỗi sản phẩm nông nghiệp như thế nào? Viện phó Đặng Kiều Nhân cho biết, theo kinh nghiệm từ một số nước tiên tiến thì nhà nước phải đi trước bằng quy hoạch, đầu tư hạ tầng và có chính sách khuyến khích đầu tư. Khi đã thu hút được doanh nghiệp vào đầu tư, nhà nước sẽ lùi ra lo chính sách thúc đẩy phát triển.

Về quy hoạch, hôm 27/5, cũng tại Cần Thơ, có hội thảo khởi động dự án phương pháp tiếp cận quy hoạch giữ đa dạng sinh học ĐBSCL. TS Nguyễn Chí Thành, GĐ Viện FORWET cho biết 25 năm trước, Hà Lan từng giúp đỡ xây dựng quy hoạch tổng thể ĐBSCL chú trọng giữ đa dạng sinh học trên cơ sở bảo tồn vùng đất ngập nước quý giá của thế giới.

Nhưng khi có quy hoạch rồi thì không ai thực hiện. Các địa phương ở thượng nguồn sông Mê Kông đua nhau đắp đê bao để làm lúa vụ ba, còn ở ven biển thì xây đê bê tông ngăn mặn, hậu quả phá vỡ nhịp thủy văn, nước lũ chảy tràn lan và hệ sinh thái đã bị tổn thương trầm trọng.

Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương Lê Vĩnh Tân khẳng định, ĐBSCL muốn phát triển, thực hiện chương trình tái cơ cấu nông nghiệp của Bộ NN-PTNT hiện nay, thì phải phải liên kết toàn vùng mới giải quyết được.

Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, ông Nguyễn Minh Nhị, băn khoăn là cơ quan nào đảm đương vai trò điều hành liên kết để thực hiện các mục tiêu chung và khi đó, lãnh đạo các địa phương bị giảm quyền hành, họ có chịu không?

Vấn đề liên kết vùng ĐBSCL đã được nói nhiều nhưng đến nay kết quả còn rất kém, qua bàn thảo nhiều đã rõ ra nguyên nhân chính là chưa có cơ chế và tổ chức thực hiện.

Thanh Hải
Nguồn: nongnghiep.vn

 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 116


Hôm nayHôm nay : 58832

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 814030

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 64799974