21:05 EST Thứ sáu, 27/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tích tụ đất ngày nay không giống địa chủ xưa

Thứ ba - 18/10/2016 22:49
Nguyên nhân của thu nhập thấp, gia tăng hộ nghèo hiện nay ở nông thôn là do quy mô sản xuất nhỏ và thiếu vốn…

 

10-53-42_tich-tu-dt-uoc-mo-cu-nong-dn-1
Tích tụ đất, ước mơ của nông dân
 

Địa chủ xưa

Trong thời kỳ phong kiến và Pháp thuộc, xã hội Việt Nam được tổ chức theo mô hình nhà nước tập trung và cộng đồng làng xã. Chế độ sở hữu ruộng đất là hỗn hợp giữa nhà nước, làng, xã và hộ nông dân. Do ruộng đất, tư liệu sản xuất (TLSX) tập trung vào một số nông dân cộng với khả năng đầu tư tốt (vốn) nên thu nhập từ nông nghiệp cao dẫn tới hình thành các địa chủ ở nông thôn. Phần lớn người nông dân bị tước đoạt TLSX đã trở thành giai cấp bần cố nông.

Từ những phân tích trên cho thấy yếu tố tăng thu nhập của một số hộ nông dân là quy mô sản xuất lớn thông qua tích tụ ruộng đất và vốn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân ta đã làm nên cuộc cách mạng tháng Tám giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức, giành lại ruộng đất cho dân nghèo. Về bản chất đây là một cuộc cách mạng phân phối lại TLSX và tổ chức lại sản xuất.

Những hình thức tổ chức sản xuất ban đầu là các tổ đổi công, sau đó là HTX cấp thôn (1954-1964) và HTX toàn xã (1965-1967). Về bản chất của quan hệ SX của thời kỳ tổ đổi công và HTX cấp thôn là sự liên kết giữa các hộ nông dân trong quá trình sản xuất, đó là chế độ nông nghiệp hợp tác đúng nghĩa, sản phẩm xã hội tăng trưởng nhanh, đời sống của nông dân được cải thiện đáng kể mà đỉnh cao là năm 1961. Kết quả trên đã phản ánh sự phù hợp tương đối giữa lực lượng sản xuất mới với quan hệ sản xuất mới.

Thời kỳ 1965-1967, chúng ta đã hợp nhất HTX thôn thành HTX toàn xã, chuyển TLSX thuộc về hộ nông dân sang chủ sở hữu là các HTX. Quá trình này cũng diễn ra ở miền Nam sau năm 1975 nhưng không thành công.

Tập trung hóa TLSX, quản lý, điều hành đã nảy sinh chế độ quan liêu, tham nhũng. Nó triệt tiêu sự phát triển của LLSX. Bình quân chủ nghĩa không khuyến khích được người lao động. Thu nhập của nông dân giảm sút, đời sống nghèo túng, nông thôn ảm đạm. Có thể nói, chế độ kế hoạch hóa tập trung đã đẩy nền SXNN, ND và NT vào đường cùng những năm cuối thập kỷ 70, xã hội nghèo đói.

Nhưng giai đoạn này cũng đã để lại một di sản mà có lẽ còn lâu chúng ta mới đạt được trong thời điểm hiện nay là tích tụ ruộng đất với quy mô lớn. Chỉ có điều ở thời điểm đó, LLSX chưa phát triển và ông chủ sở hữu TLSX là HTX do vậy mà mô hình quản lý trên bị thất bại...
 

Tích tụ ngày nay

Tích tụ ruộng đất liệu có lặp lại quá trình địa chủ như trước không? Cái này rất khó trả lời. Xét về bản chất thì hai quá trình đó giống nhau cùng là từ nhiều ông chủ trở thành một ông chủ. Tuy nhiên nó khác nhau ở chỗ trước đây có một phần địa chủ tước đoạt ruộng đất của bà con nông dân bằng quyền lực còn bây giờ là quá trình mua bán, trao đổi tự do. Trước đây mất đất là bần cùng hóa nông dân, lệ thuộc vào địa chủ còn bây giờ bán đất không có nghĩa là bị bần cùng hóa bởi nông dân đã bán đất là hết quyền lợi trong đó.

Nếu muốn làm công nhân thì họ lại được các chủ đất trả công. Người nông dân có quyền bình đẳng với các chủ đất, có quyền đàm phán với nhau về giá đất khi bán, về tiền công khi làm thuê. Người nông dân cũng có thể chuyển dịch sang làm nhiều nghề khác, không lệ thuộc vào mảnh ruộng đã bán, không lệ thuộc vào địa chủ như trước.

10-53-42_tich-tu-dt-uoc-mo-cu-nong-dn-2
Tích tụ đất, ước mơ của nông dân
 

Các mô hình ta đang gọi là tích tụ ruộng đất nhờ thuê, liên doanh đấy chỉ là liên kết giữa người với người trong quá trình sản xuất chứ không phải là tích tụ ruộng đất. Còn tích tụ thực sự thì lại rất nhỏ lẻ.

Tuy nhiên quá trình tích tụ ruộng đất sẽ không tránh khỏi có một bộ phận nông dân vẫn bị bần cùng hóa bởi mất tư liệu sản xuất trong khi không có sức lao động, không có vốn liếng, không có trình độ, tuổi già bệnh tật. 83% đơn kiện hiện nay thuộc về các vấn đề đất đai, chủ yếu từ khu vực nông thôn. Nguyên nhân: Thứ nhất là do sự thay đổi chế độ sử dụng đất giữa các thời kỳ. Thứ hai là chênh lệch địa tô không được phân phối một cách hợp lý khi chuyển mục đích sử dụng đất từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Cuối cùng là chế độ chính sách đền bù tái định cư không thỏa đáng.

Vướng mắc nhất trong tích tụ ruộng đất hiện nay vẫn là chưa có những chính sách đủ mạnh để hỗ trợ. Quan điểm hiện nay của nhà nước theo tôi là chưa khuyến khích tích tụ. Khi quá trình này xảy ra mạnh sẽ dẫn đến thay đổi kết cấu xã hội mà có thể một số chính sách quản lý xã hội không theo kịp dẫn đến những hậu quả tiêu cực.

Thời điểm hiện nay tôi cho là chưa chín muồi cho tích tụ ruộng đất kiểu lớn. Thứ nhất là lực lượng sản xuất và nguồn lực sản xuất như vốn, khoa học công nghệ chưa đủ mạnh để đáp ứng mở rộng về mặt quy mô. Thứ hai là thương hiệu quốc gia chưa đủ mạnh để tiêu thụ sản phẩm bởi vì khi tích tụ sẽ làm ra một khối lượng sản phẩm cực lớn. Thứ ba là sẽ gặp vấn đề về quản lý. Ở quy mô nhỏ quản lý kiểu khác, ở quy mô lớn phải có đội ngũ quản lý mới.
 

Bao giờ tích tụ kiểu lớn?

Phải có quá trình chuyển hóa từ từ. Theo tôi phải 10 năm nữa mới có những mô hình sản xuất lớn trên cơ sở tích tụ đất đai. Bây giờ nếu chúng ta tạo điều kiện cho tích tụ ruộng đất phải 10 năm nữa mới có, ngược lại, không tạo điều kiện 10 năm nữa vẫn không có gì cả.

Hiện tại theo tôi phải tích tụ nhỏ trên cơ sở hộ, quy mô từ 3-5 ha. Điều kiện hiện nay hoàn toàn làm được. Ai vốn nhỏ và vừa thì tích tụ quy mô hộ. Ai đủ vốn, đủ trình độ thì lập nên các doanh nghiệp khoa học công nghệ. Chỉ cần có chính sách tác động vào thì cả hai loại này đều phát triển.

Nhà nước nên khuyến khích phát triển các mô hình quản lý nông nghiệp mới theo chuỗi giá trị như Công ty CP BVTV An Giang; TH True Milk; Công ty CP CNSH rừng hoa Đà Lạt… Các mô hình quản lý nông nghiệp mới trên đã hội tụ đủ 5 yếu tố sản xuất lớn là: Thay đổi phương thức quản lý sản xuất cũ bằng phương thức quản lý sản xuất hiện đại. Cơ giới hóa - tự động hóa. Vốn và KHCN. Quy mô sản xuất đủ lớn. Sản xuất gắn với thị trường.

Trên cơ sở nâng cao giá trị sản phẩm, lợi nhuận thu được trên một đơn vị diện tích đã giải quyết một cách căn bản mâu thuẫn về quyền lợi giữa doanh nghiệp và nông dân. Người nông dân được hưởng đúng giá trị đích thực mà mình đóng góp. Trả lại quyền bình đẳng về lợi ích cho nông dân. Đây chính là mục tiêu của một nền nông nghiệp tiên tiến đang hướng tới. Còn các hộ có quy mô sản xuất nhỏ, siêu nhỏ mang tính chất tự cung, tự cấp dần sẽ bị thu hẹp, chiếm tỷ lệ nhỏ trong LLSX.

Nhà nước có cho phép tích tụ không? Tích tụ ở mức nào? Đây là vấn đề thuộc về quan điểm, đường lối. Dù nhà nước chưa đồng ý cho tích tụ thì quá trình này vẫn diễn ra âm thầm và không mạnh. Phải có chính sách tương tự như kiểu khoán 10 lần hai.

Lần một chúng ta chia nhỏ ruộng đất còn lần hai chúng ta gom vào. Lần một chúng ta điều chỉnh quan hệ sản xuất để phù hợp với lực lượng sản xuất còn lần hai điều chỉnh lực lượng sản xuất phù hợp với quy mô, với quan hệ sản xuất mới. Tích tụ hộ ở quy mô vừa phải vẫn giữ được kết cấu của nông thôn và không tạo ra xáo trộn về xã hội. Ào ào mà gom, mà tích tụ lớn thì lại khác.

Nhà nước nên minh bạch hóa quá trình mua bán đất nông nghiệp, không để kiểu trao tay. Phải tháo gỡ cơ chế quản lý, đặc biệt là việc cấp sổ đỏ. Phải làm sao cho người dân mua bán đất thuận tiện còn nhà nước thu được nhiều thuế. Khi nào chưa cải cách được hành chính, chưa giảm được thủ tục khi mua bán đất nông nghiệp thì còn tình trạng bán chui. Người bán bị ép giá, người mua không được đảm bảo về tính hợp pháp còn nhà nước bị thất thu thuế.

Bao giờ đất nông nghiệp lên sàn mới đánh giá đúng giá trị của nó. Phải coi đất đai là hàng hóa. Chúng ta có bốn yếu tố trong nông nghiệp thì ba yếu tố đã trở thành hàng hóa rồi: giống, vật tư, khoa học công nghệ, còn mỗi đất chưa được coi là hàng hóa thôi.

Nông Nghiệp Việt Nam


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 50

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 47


Hôm nayHôm nay : 37396

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1211136

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72893845