Báo cáo với Thứ trưởng, ông Cao Văn Hóa, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Tiền Giang cho biết, hiện toàn tỉnh có khoảng 74.000 ha đất trồng cây ăn quả. Trong những năm qua, tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ đất kém hiệu quả, bị ảnh hưởng của hạn mặn sang trồng cây ăn quả được 10.000 ha, trong đó huyện Gò Công Đông khoảng 3.000 ha.
Những cây trồng tỏ ra thích ứng tốt với hạn mặn, phèn chua như thanh long, mãng cầu xiêm,…Trong đó cây thanh long là cây tỏ ra thích hợp, được bà con nông dân quan tâm hơn cả. Hiện mỗi ha diện tích trồng thanh long cho thu nhập khoảng 250 triệu đồng gấp 5-7 lần so với lúa.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Quốc Doanh (giữa) tham quan mô hình trồng thanh long tại xã Kiểng Phước (Gò Công Đông, Tiềng Giang). |
Ông Võ Văn Ra, Giám đốc HTX Thanh Long Kiểng Phước cho biết: “Hiện HTX có 30 thành viên tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 30 ha. Cây thanh long mới được trồng tại đây khoảng hai ba năm nay thôi. Tuy nhiên, thanh long tỏ ra rất thích nghi với vùng đất này.
Hồi trước ở đây là đất mặn, lúa chỉ có hai vụ, sau này mới được ba vụ nhưng giá cả bấp bênh quá tụi tui mới chuyển đổi qua trồng thanh long nhưng mà không ngờ khi chuyển sang loại cây trồng này thì cây tỏ ra rất thích hợp. Trái to ngon, các thương lái ở Tầm Vu (Long An) xuống mua rất thích. Cây 4 năm tuổi nhưng hầu như không có bệnh, chẳng hạn như bệnh phổ biến trên cây thanh long hay mắc phải là đốm trắng”.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh, phát biểu với đại biểu và bà con nông dân sau khi tham tham quan mô hình sản xuất thanh long tại HTX Kiểng Phước. |
Sau khi tham quan mô hình, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh rất vui mừng chúc mừng bà con nơi đây đã có một loại cây trồng hiệu quả, mang lại thu nhập cao và đánh giá cao kỹ thuật canh tác của thành viên HTX, cây rất sạch sẽ, tốt, ít bệnh.
Đặc biệt Thứ trưởng cho biết: “Tôi nhớ là năm 2016 cũng mảnh đất này đây, lúc bấy giờ trồng lúa bà con phải làm những cái đập tạm rất khó khăn bơm từng lít nước, lúa nhiều nơi chúng tôi đến thì thấy khô cháy”.
Trong vòng 5 năm vừa qua, Tiền Giang đã chuyển đổi 10.000 ha từ lúa kém hiệu quả sang cây ăn trái ngoài ra còn diện tích chuyển sang cây màu khác. Đây là một giải pháp rất sáng tạo hiệu quả. Riêng cây thanh long ở vùng này. “Ở đây đã có HTX rồi thì tôi đề nghị phía tỉnh có biện pháp làm sao khuyến khích doanh nghiệp nhiều hơn kết nối với HTX, đặc biệt là khâu tổ chức sản xuất đến khâu tiêu thụ cũng như hỗ trợ nông dân kỹ thuật để nâng cao chất lượng, giảm giá thành để sản xuất mang lại hiệu quả hơn”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Cùng buổi chiều, Thứ trưởng cùng đoàn công tác đã đến tham quan mô hình chuyên canh cây sầu riêng tại xã Tam Bình và máy chế biến trái cây xuất khẩu của Cty Long Uyên trên địa bàn huyện Cai Lậy.
Thứ trưởng Lê Quốc Doanh đến thăm nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu Long Uyên (Cai Lậy). |
Đoàn công tác tham quan mô hình chuyên canh cây sầu riêng tại xã Tam Bình, huyện Cai Lậy. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn