07:27 EDT Thứ ba, 30/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tính chuyện 'làm mới' đề án tái cơ cấu nông nghiệp

Thứ hai - 14/11/2016 02:09

Việc một địa phương tự đứng ra mời các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành ở ĐBSCL và tổ chức tọa đàm “Tái cơ cấu nông nghiệp trong điều kiện thích nghi với biến đổi khí hậu” như Đồng Tháp vừa thực hiện mới đây, cho thấy sự quyết tâm mạnh sẽ của địa phương này trong thực hiện đề án nêu trên.

Nông dân Đồng Tháp đang thu hoạch lúa. Ảnh: Thảo Nguyên.
Nông dân Đồng Tháp đang thu hoạch lúa. Ảnh: Thảo Nguyên.

Chủ động “làm mới” cho phù hợp với điều kiện mới

Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, cho biết cách đây ba năm, khi địa phương trình bày về đề án tái cơ cấu nông nghiệp cũng có các nhà khoa học phản biện rằng vì sao với một đề án như thế này mà câu chuyện biến đổi khí hậu lại không được thể hiện “rõ nét”. “Lúc đó, chúng tôi giải trình tái cơ cấu nông nghiệp như dò đá qua sông vậy, đi tới đâu tính đến đó và lúc đó chúng tôi quyết định triển khai đề án mở”, ông cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Hoan, với tình hình mới, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt hơn, thì phải tính chuyện thay đổi “và hôm nay các nhà khoa học đến với Đồng Tháp xem như là giải mã cho Đồng Tháp, giúp địa phương rút ra nhiều vấn đề để bổ sung vào đề án, thay vì chờ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thì Đồng Tháp chủ động làm trước”, ông cho biết.

Trao đổi với báo chí bên lề buổi tọa đàm, TS Đặng Kim Sơn, Nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, người đã chấp bút giúp Đồng Tháp thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, cho biết qua ba năm thực hiện, kết quả cho thấy đề án đã đi đúng hướng. “Tuy nhiên, trong ba năm qua, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều thay đổi, từ trong quản lý nhà nước, trong hội nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là trong diễn biến của biến đổi khí hậu và những diễn biến này, cần tiếp tục được bổ sung, điều chỉnh trong đề án để cho phù hợp hơn”, ông nhấn mạnh.

Theo ông Sơn, nội dung đề án cần điều chỉnh phải phù hợp theo mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt trong tình hình nước lũ về ngày càng ít đi, lượng mưa cũng thay đổi. “Đối với các tỉnh ở dưới hạ nguồn, thì bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, còn Đồng Tháp là tỉnh ở thượng nguồn ít bị ảnh hưởng hơn, nhưng cũng phải tính đến cái chuyện không những lo nước trên thượng nguồn về Việt Nam ít đi và đồng thời cũng phải tính chuyện sử dụng nước ở trong lãnh thổ Việt Nam dành cho hạ nguồn của mình”, ông cho biết.

Với mục tiêu đó, theo ông Sơn, đề án tái cơ cấu phải được chỉnh sửa, bổ sung theo hướng phải có sự hài hòa trong sử dụng nước, giúp các địa phương ở hạ nguồn có thể giải quyết được tình trạng xâm nhập mặn, chứ không chỉ duy nhất lo cho riêng Đồng Tháp. “Còn cụ thể thay đổi, bổ sung thế nào cho hợp lý, chúng tôi sẽ bàn bạc và tính tiếp, nhưng cái hướng đi nó là như vậy”, ông nói.

Bỏ lúa vụ ba, “cứu” ĐBSCL thoát khỏi hạn mặn, tại sao không?

Trao đổi với người viết bên lề buổi tọa đàm này, ông Nguyễn Hữu Thiện, một chuyên gia độc lập về thủy điện và môi trường ở ĐBSCL, cho rằng vùng Đồng Tháp Mười, đặc biệt là tỉnh Đồng Tháp, hoàn toàn có thể “giải cứu” cả vùng ĐBSCL thoát khỏi nguy cơ của hạn, mặn với điều kiện không phát triển thêm lúa vụ ba nữa.

Theo ông Thiện, năm huyện phía Bắc của tỉnh Đồng Tháp là khu vực ngập sâu trong mùa lũ với diện tích 35.000 ha, chưa xây dựng đê bao ngăn lũ tuyệt đối để sản xuất lúa vụ ba. “Như vậy, nếu Đồng Tháp có cái nhìn tốt, tích cực tìm sinh kế mùa lũ tốt cho người dân, không mở đê bao, thì sẽ giúp cho cả ĐBSCL trữ lũ và đẩy mặn vào mùa khô cho toàn bộ hệ thống sông Cửu Long. Tốt hơn rất nhiều so với việc yêu cầu Trung Quốc xả đập thủy điện Cảnh Hồng”, ông cho biết.

Trình bày tham luận tại buổi tọa đàm này, PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu biến đổi khí hậu thuộc Đại học Cần Thơ, cũng khẳng định: “Đồng Tháp Mười tuy có những công trình can thiệp về thiên nhiên, nhưng vẫn còn cơ may cuối cùng cho việc trữ nước, “cứu” mặn cho cả ĐBSCL vào mùa khô, chúng ta phải giữ lại Đồng Tháp Mười”, ông Tuấn kêu gọi.

Theo ông Tuấn, cần phải thay đổi tư duy, phải ngưng ngay việc mở đê bao sản xuất lúa vụ ba; chuyển những dự án thoát lũ ra biển Tây, thành dự án “giữ lũ”. “Chỉ còn Đồng Tháp Mười mới cứu cho ĐBSCL thôi, nhưng chúng ta phải chấp nhận sản lượng lúa sụt giảm và có một số nông dân bị ảnh hưởng”, ông Tuấn một lần nữa nhấn mạnh.

Theo một số nhà chuyên môn, ngưng sản xuất lúa vụ ba hoàn toàn có thể thực hiện được, bởi thực tế đã chứng minh việc gia tăng này chẳng những không giúp cho nông dân giàu lên, mà ngược lại còn tiêu tốn rất nhiều chi phí khác....

Cụ thể, theo ông Thiện, việc mở rộng diện tích lúa vụ ba bên cạnh làm tiêu tốn ngân sách đắp đê bao, nó sẽ làm mất nguồn cá, mất phù sa, gây ô nhiễm nước do gia tăng sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, và gia tăng xâm nhập mặn…

“Số liệu hạch toán sơ bộ của chúng tôi cho thấy, cứ sau 15 năm làm lúa vụ ba, xã hội sẽ mất đi 47,8 triệu đồng/ha, tức sau mỗi 15 năm, vùng này sẽ mất đi khoảng 7.000 tỉ đồng. Điều này cho thấy càng làm (lúa vụ ba) thì càng thiệt hại”, ông Thiện cho biết.

Trong khi đó, dẫn số liệu khảo sát của mình tại thị xã Hồng Ngự, ông Thiện cho biết nông dân sản xuất 2 vụ lúa/năm, thu nhập được 31 triệu đồng/ha, trong khi, tại huyện Tháp Mười, làm ba vụ lúa/năm, nông dân cũng chỉ thu được 36 triệu đồng/ha, tức chênh lệch chỉ 5 triệu đồng/ha, một con số không đủ để giúp nông dân thoát nghèo được.

Như vậy, tại sao chúng ta không thể bảo vệ ĐBSCL bằng việc ngưng sản xuất lúa vụ ba? Và đây cũng là cách giảm áp lực trong việc phải điều chỉnh đề án tái cơ câu ngành nông nghiệp như đã nêu ra ở trên?

Huỳnh Lương 
Nguồn: nongthonviet.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 230

Máy chủ tìm kiếm : 14

Khách viếng thăm : 216


Hôm nayHôm nay : 45859

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1300967

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60309290