17:27 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ứng Hòa đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Thứ ba - 29/11/2016 22:27
Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, bền vững, huyện Ứng Hòa luôn coi trọng đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, giúp nông dân từng bước tăng thu nhập, nâng cao đời sống.
Nhiều mô hình hiệu quả
Gia đình chị Phùng Thị Sang, xã Hòa Xá, huyện Ứng Hòa là hộ đầu tiên nuôi bò BBB của huyện. Ban đầu, chị Sang cũng đắn đo vì số tiền bỏ ra đầu tư quá lớn, song được sự khuyến khích, hỗ trợ của huyện về kinh phí mua bê giống (7 triệu đồng/con) chị đã mạnh dạn đầu tư thực hiện mô hình. Tháng 10/2015, gia định chị quyết định đầu tư hơn 600 triệu đồng để xây dựng chuồng trại và mua 20 con bê BBB. Đến nay, sau một năm được nuôi dưỡng đúng kỹ thuật, bò đã đạt trong lượng trung bình 4 tạ/con. Chị Sang chia sẻ: "Nuôi bò BBB vừa nhàn vừa cho hiệu quả kinh tế cao nên dù quay vòng vốn chậm, tôi vẫn rất yên tâm. Đầu ra cũng không phải lo vì chất lượng thịt bò BBB ngon, tỷ lệ thịt đạt trên 60% trọng lượng". Chị Sang nhẩm tính, khoảng 6 tháng nữa khi bò đạt trọng lượng 5 tạ/con, chị sẽ xuất bán. Với mức giá thị trường hiện nay bình quân 100.000 đồng/kg thịt, chị cầm chắc trong tay khoản thu nhập 1 tỷ đồng.
Thời điểm này, trên những vườn bưởi vàng rộm của xã Đồng Tiến luôn tấp nập những thương lái các nơi đến đặt hàng. Là địa phương thực hiện chuyển đổi cây trồng tiêu biểu của Ứng Hòa, xã Đồng Tiến hiện có 35ha bưởi Diễn với 60 hộ tham gia sản xuất. Lãnh đạo UBND xã Đồng Tiến cho hay, khoảng 70% số vườn bưởi 5 năm tuổi trở lên đang cho năng suất, sản lượng quả ổn định. Hạch toán kinh phí cho thấy, với giá bán dao động từ  25.000 – 30.000 đồng/quả, trung bình mỗi cây bưởi cho thu nhập trên 1 triệu đồng. Cá biệt, năm 2014, có những cây cho thu nhập tới trên 4 triệu đồng. Đơn cử như vườn bưởi Diễn 10 năm tuổi của hộ ông Nguyễn Viết Hiền, thôn Thành Vật, năm nay ước tính cho thu hoạch 5.000 quả, tương đương với số tiền lãi xấp xỉ 100 triệu đồng. 
Nhờ tích cực chuyển đổi các diện tích trũng, cấy lúa, trồng màu kém hiệu quả sang các mô hình kinh tế mới, đến nay, toàn huyện đã chuyển đổi được 2.800ha. Đồng thời, hình thành nhiều vùng sản xuất tập trung như: Chăn nuôi lợn ở Vạn Thái, Tảo Dương Văn, Sơn Công; sản xuất đa canh  lúa – cá – vịt ở Trầm Lộng, Minh Đức; nuôi trồng thủy sản ở Phương Tú, Hòa Lâm; trồng cây ăn quả ở Đồng Tiến, Phù Lưu...
Chuyển đổi phù hợp với quy hoạch
Nhằm nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp, hiện tại, cùng với việc hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu nông sản hàng hóa, Ứng Hòa còn định hướng, tập huấn cho nông dân sản xuất an toàn. Theo đó, huyện đã tiến hành lai tạo giống bò BBB trên nền bò cái lai sind thành bò lai F1 hướng thịt, triển khai đề án sản xuất rau an toàn...
Theo ông Nguyễn Chí Viễn – Phó Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa, tạo điều kiện tốt nhất cho nông dân sản xuất, trên cơ sở cân đối nguồn ngân sách, huyện đã có cơ chế, chính sách hỗ trợ các địa phương đầu tư cơ sở hạ tầng (đường giao thông, nước sạch, điện) phục vụ cho vùng chuyển đổi. Hiện nay, huyện đang tập trung chỉ đạo các xã tiếp tục rà soát, điều chỉnh đề án xây dựng nông thôn mới, trong đó bao gồm xây dựng quy chế mở rộng vùng chuyển đổi sao cho phù hợp quy hoạch đã được TP phê duyệt. Bên cạnh đó, huyện vẫn khuyến khích các địa phương mở rộng quy mô vùng sản xuất nhưng phải đảm bảo không để xảy ra tình trạng sản xuất manh mún, dàn trải, mạnh ai nấy làm.
Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của Ứng Hòa hiện nay là công tác quản lý thực hiện chuyển đổi. Thực tế cho thấy, người dân muốn nâng cao hiệu quả sản xuất bằng cách chuyển đổi, song theo chỉ đạo của T.Ư, TP thì huyện vẫn phải giữ đất trồng lúa. Đó là chưa kể việc tổ chức cưỡng chế các vi phạm chuyển đổi rất dễ gây phức tạp trong cộng đồng dân cư. Do đó, huyện kiến nghị TP cho phép địa phương tăng diện tích chuyển đổi trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, TP cần sớm triển khai chương trình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau an toàn nhằm nâng cao năng suất lao động, tính cạnh tranh của nông sản, từ đó giúp người dân nâng cao thu nhập.
Ngọc Ánh
Nguồn: kinhtedothi.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 272

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 271


Hôm nayHôm nay : 86133

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1077843

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71305158