02:12 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Ưu đãi lớn cho đầu tư vào nông nghiệp

Chủ nhật - 08/02/2015 21:13
Việc hàng loạt chính sách ưu đãi đầu tư vào nông nghiệp sắp đi vào cuộc sống được kỳ vọng sẽ trở thành động lực mới, tạo nên những đột phá trong ngành này.

Các doanh nghiệp có ý định đầu tư vào nông nghiệp đang khấp khởi mừng thầm vì Nghị định 210/2013/NĐ-CP về một số chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sắp đi vào cuộc sống, bởi cả 4 bộ liên quan (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính, Bộ Y tế) đều đã ban hành thông tư hướng dẫn.

Ưu đãi lớn cho đầu tư vào nông nghiệp
Theo quy định mới, hàng năm, các địa phương phải dành 2 - 5% ngân sách để hỗ trợ nông nghiệp. Ảnh: Đức Thanh

Phát biểu tại Hội nghị phổ biến và triển khai Nghị định 210/2013/NĐ-CP cuối tuần qua, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Hiếu khẳng định, doanh nghiệp là lực lượng dẫn dắt hàng đầu trong tái cơ cấu nền nông nghiệp. Thời gian qua, số lượng doanh nghiệp tham gia đầu tư vào nông nghiệp chưa tương xứng, nên Nghị định này được kỳ vọng sẽ là động lực để doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này.

Tuy nhiên, nguồn vốn để thực hiện Nghị định vẫn là nỗi lo của nhiều địa phương. Nghị định 210/2013/NĐ-CP quy định, hàng năm, các tỉnh, thành phố phải dành tối thiểu 2 - 5% ngân sách để thực hiện hỗ trợ đầu tư theo Nghị định.

Ông Nguyễn Quang Cường, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, với các địa phương khó khăn, phải nhận trợ cấp ngân sách từ Trung ương thì việc tự cân đối vốn không đơn giản.

“Tôi nghĩ, nên khống chế ngân sách của địa phương ở mức trần 5%, chứ không nên quy định bắt buộc địa phương phải cung ứng ngân sách hàng năm 2 - 5%”, ông Cường nêu quan điểm.

Tán thành ý kiến trên, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị cũng cho biết, với tỉnh nhận 70% trợ cấp ngân sách từ Trung ương như Quảng Trị, địa phương rất khó có thể bỏ ra 2 - 5% ngân sách để hỗ trợ nông nghiệp.

Ngay cả với tỉnh được coi là giàu như Quảng Ninh, thì việc cân đối vốn hỗ trợ cho các dự án nông nghiệp cũng không dễ dàng. Ông Nguyễn Trọng Nên, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh cho hay, tỉnh đã 3 - 4 lần xây dựng chính sách ưu đãi đặc thù, song đến nay vẫn gặp nhiều khó khăn trong triển khai, đặc biệt là bố trí nguồn vốn. Năm vừa qua, với chi ngân sách của tỉnh Quảng Ninh là 15.000 tỷ đồng, việc bố trí 300 tỷ đồng (2% ngân sách) cho ưu đãi nông nghiệp là rất khó khăn.

“Quảng Ninh có nhiều chính sách ưu đãi cho nông nghiệp, nhưng không thực hiện được vì không có nguồn lực để cân đối. Dù Quảng Ninh được coi là tỉnh giàu, là tỉnh duy nhất tự bỏ tiền xây đường cao tốc, nhưng thực ra, cân đối vốn cho nông nghiệp rất khó khăn, vì liên quan đến nhiều dự án trong lĩnh vực khác như giao thông, điện, đường cao tốc...”, ông Nên cho biết.

Được biết, khó khăn trong cân đối vốn cũng là vấn đề được nhiều địa phương nêu ra tại Hội nghị triển khai Nghị định 210/2013/NĐ-CP tại các tỉnh phía Nam diễn ra cuối tháng 1/2015.

Liên quan vấn đề này, ông Đinh Ngọc Minh, Phó vụ trưởng Vụ Kinh tế nông nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho rằng, mức cân đối ngân sách 2 - 5%/năm là vừa tầm các tỉnh.

“Trước đây, các địa phương chưa phải hỗ trợ, giờ phải hỗ trợ, nên quy ra tiền thì có cảm giác lớn, song nếu các tỉnh thực sự quan tâm đến doanh nghiệp nông nghiệp thì con số đó lại không phải là lớn. Trước đây, các tỉnh quen với đầu tư các công trình công (giao thông, thủy lợi...), nay chuyển sang đầu tư tạo giá trị gia tăng, tạo nguồn thu xã hội..., nên cảm thấy khó khăn. Tuy nhiên, một khi doanh nghiệp đầu tư “ào ào”, thì có khi các tỉnh còn thấy tỷ lệ trên là ít”, ông Minh phân tích.

Cũng theo ông Minh, việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sẽ tạo ra giá trị gia tăng mới, nhờ đó địa phương sẽ thu hồi được tiền ngân sách hỗ trợ bằng tiền thuế. Kết quả tiến hành thí điểm của Vụ Kinh tế nông nghiệp cho thấy, chỉ trong vòng 3 - 5 năm là Nhà nước có thể thu hồi toàn bộ số tiền hỗ trợ đã bỏ ra.

Theo lộ trình triển khai Nghị định 210/2013/NĐ-CP của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quý I/2015, tất cả các địa phương sẽ phải tổ chức xong hội nghị xúc tiến đầu tư vào nông nghiệp - nông thôn để xác định danh mục dự án cho giai đoạn 2015 - 2020. Trên cơ sở đó, tỉnh lập danh mục cụ thể và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho ý kiến trước quý III/2015. Khi đã có ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, danh mục này sẽ được trình HĐND tỉnh phê duyệt và phân bổ ngân sách đầu tư trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để thực hiện.

Như vậy, sớm nhất là năm 2016, các doanh nghiệp mới nhận được ưu đãi. Tuy nhiên, thời gian để tính ưu đãi cho doanh nghiệp được căn cứ theo ngày nghiệm thu chương trình, dự án. Theo đó, nếu thời gian nghiệm thu sau thời điểm 10/2/2014 (ngày Nghị định 210/2013/NĐ-CP có hiệu lực), thì doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ, dù có thể dự án khởi động từ trước đó.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 158

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 157


Hôm nayHôm nay : 24025

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 888049

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72570758