06:11 EST Thứ sáu, 20/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Việt Nam đặt mục tiêu giá gạo xuất khẩu sẽ đạt 600-800 USD/tấn

Thứ tư - 24/09/2014 07:06
Trong Đề án tái cơ cấu ngành trồng trọt đặt mục tiêu đến năm 2020, giá lúa gạo xuất khẩu sẽ đạt bình quân khoảng 600 USD/tấn với nhóm gạo trắng và 800 USD/tấn với nhóm gạo thơm, tăng cao so với giá xuất khẩu gạo trung bình hiện nay là 452,5 USD/tấn.
Tại Hội nghị tái cơ cấu ngành trồng trọt diễn ra sáng 23/9 tại Hà Nội, ông Phạm Đồng Quảng, Phó Cục trưởng Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) nhận định, trong các loại cây trồng thì cây lúa đóng vai trò quan trọng nhất.

Bộ NNPTNT đã thành lập Ban chỉ đạo tái cơ cấu ngành hàng lúa gạo, Ban chỉ đạo nghiên cứu lúa gạo và hiện đang xây dựng Đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam.
 
Giá lúa gạo xuất khẩu sẽ được nâng cao
Giá lúa gạo xuất khẩu sẽ được nâng cao


Ông Quảng cho biết: "Dự kiến, đến năm 2020, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt khoảng 600 USD/tấn với nhóm gạo trắng và 800 USD/tấn với nhóm gạo thơm, so với giá xuất khẩu gạo trung bình hiện nay là 452,5 USD/tấn". Đồng thời, theo mục tiêu sắp tới, giá trị sản lượng trên mỗi héc ta đất trồng lúa cũng phải đạt từ 120 triệu đồng/năm. Theo dự thảo Đề án, lúa gạo vẫn được xác định là ngành hàng lợi thế và chiến lược của Việt Nam. 

Để đạt được mục tiêu này, Bộ NNPTNT đưa ra một loạt các giải pháp được như sử dụng giống lúa có năng suất, chất lượng, chống chịu sâu bệnh, điều kiện bất lợi, đáp ứng yêu cầu thị trường, có giá bán cao...

Cục trồng trọt còn lên phương án sử dụng hiệu quả, linh hoạt 3,8 triệu héc ta đất trồng lúa; dự kiến đến năm 2020 sẽ chuyển khoảng 700.000-800.000 héc ta gieo trồng lúa sang các cây trồng khác hoặc chuyển sang chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Về công tác xúc tiến thương mại, theo ông Quảng, Bộ sẽ có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu gạo. Đồng thời, ngành lúa gạo vẫn xác định duy trì các thị trường xuất khẩu truyền thống và mở rộng sang các thị trường mới như Trung Quốc, Bắc Phi và Đông Á…

 

Thanh Hằng (TH theo TBKTSG)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 176


Hôm nayHôm nay : 43156

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 854446

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72537155