20:14 EST Thứ năm, 21/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Tái cơ cấu ngành nông nghiệp


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm và phát triển thương hiệu

Thứ bảy - 26/05/2018 09:55
Việc xây dựng các chuỗi liên kết nông sản an toàn đã tạo động lực thúc đẩy tiêu thụ nông sản của nông dân. Qua đó, khẳng định lợi thế cạnh tranh của nông sản Lâm Đồng.
Sản xuất nông sản an toàn để hình thành các chuỗi liên kết tiêu thụ. Ảnh: H.Y

Sản xuất nông sản an toàn để hình thành các chuỗi liên kết tiêu thụ. Ảnh: H.Y

Sản xuất nông sản an toàn
 
Theo thống kê, hiện tại có 136 cơ sở, hộ cá thể kinh doanh sản xuất các mặt hàng rau xanh được cấp giấy chứng nhận sản xuất an toàn theo VietGAP, GlobalGAP, Organik đang trong thời hạn với diện tích là 1.560 ha canh tác (chiếm gần 8% diện tích canh tác rau của tỉnh). Tương tự, đối với cây chè có 27 cơ sở bao gồm doanh nghiệp, HTX , tổ hợp tác và nông hộ được cấp giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn VietGAP, Organik đang trong thời hạn với tổng diện tích là 364,4 ha (chiếm 1,45% diện tích chè toàn tỉnh); cây cà phê có 41.000 ha/152.000 ha được chứng nhận tiêu chuẩn UTZ, 4C và cây ăn quả các loại hiện có 93,9 ha được cấp VietGAP. Về chăn nuôi, có 1 cơ sở chăn nuôi bò sữa được cấp VietGAHP với số lượng 560 con, 1 cơ sở được cấp chứng nhận GlobalGAP với số lượng 1.000 con/17.500 con, đạt 5,71% số lượng bò sữa và 779 hộ chăn nuôi gia đình được cấp VietGAHP.
 
Các năm qua, tỉnh Lâm Đồng luôn chú trọng đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gia tăng giá trị hàng hóa nông sản, duy trì mức tăng trưởng nông nghiệp từ 7-9%/năm, đóng góp trên 70% giá trị xuất khẩu của toàn tỉnh. Cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm khoảng 45% tỷ trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích bình quân đạt 145 triệu đồng/ha/năm, nhiều mô hình đạt từ  500 - 1.000 triệu đồng/ha/năm.

Ông Bùi Ngọc Cung (thôn Hải Dương, Lạc Lâm) là người đi tiên phong trong phát triển rau công nghệ cao ở Lạc Lâm cho biết, trồng rau theo phương thức truyền thống không mang lại kinh tế cao nên ông bỏ số vốn lớn để đầu tư 2 ha nhà kính, hệ thống tưới nhỏ giọt để sản xuất nông sản sạch. Bên cạnh đó, ông còn áp dụng công nghệ thông tin trong sản xuất như hệ thống phần mềm kiểm soát độ ẩm, tưới nước, quản lý nhật ký đồng ruộng qua hệ thống máy vi tính điều khiển từ xa. Ông cho biết thêm, ban đầu khi tôi làm những hệ thống này, nhiều người cho là tôi bị điên bởi số tiền đầu tư quá lớn, thế nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại bởi lợi ích kinh tế mà nó mang lại là khá lớn. Với giá cả thị trường như hiện nay, làm rau hướng công nghệ cao trên giá thể tuy đắt hơn trồng trên đất nhưng mình có lợi thế là luân canh cây trồng, hết lứa này trồng lứa khác, không cần phải cho đất nghỉ ngơi. Thời điểm hiện tại, dịch bệnh xoắn lá cà chua đang hoành hành thì cà chua sản xuất nhà kính của tôi vẫn phát triển tốt và cho ra sản phẩm đạt chất lượng. Nhận biết xu hướng thị trường ưa chuộng nông sản sạch, tôi đã xây dựng sản xuất theo chuẩn VietGAP cho 2 ha nhà kính của mình. Mới hơn 2 năm sản xuất, tôi đã lấy lại số vốn đã đầu tư, bây giờ chỉ việc thu lợi nhuận.  

 
Các chuỗi được xây dựng đã hình thành các hình thức liên kết giữa các hộ nông dân và  liên kết thành HTX, tổ hợp tác, nhóm hộ để sản xuất theo một quy trình sản xuất thống nhất. Đặc biệt, cùng chia sẻ trách nhiệm trong sản xuất và chế biến, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm giữa HTX, doanh nghiệp với nông dân và giữa HTX, doanh nghiệp với trung tâm bán lẻ (chợ, siêu thị, trung tâm thương mại...).
 
Hình thành chuỗi liên kết
 
Ông Nguyễn Văn Lục, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản cho biết, xuất phát điểm của chuỗi liên kết giá trị, đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) là do các dự án của Canada tài trợ từ năm 2010 đến 2013. Từ đó Lâm Đồng đã chọn HTX Anh Đào và Trang trại Phong Thúy để tổ chức thực hiện. Đồng thời, từ kinh nghiệm của một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã hình thành mối liên kết với nông dân, doanh nghiệp và HTX để sản xuất nguyên liệu theo tiêu chuẩn của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Từ đó, ngành nông nghiệp thực hiện Đề án  “Hình thành và quản lý chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và giảm phát thải nhà kính trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2017-2020”.
 
Tính đến tháng 4 năm 2018, trên địa bàn toàn tỉnh có khoảng 120 đơn vị hoạt động theo hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị (có hợp đồng liên kết lâu dài), trong đó có 68 chuỗi liên kết đã được cấp các loại giấy chứng nhận ATTP trong tất cả các khâu từ sản xuất, sơ chế, chế biến, đóng gói đến tiêu thụ sản phẩm. 
 
Ngoài ra, còn có một số chuỗi cũng kiểm soát rất tốt các khâu đảm bảo ATTP do hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở đề ra như: Công ty Cổ phẩn sữa Việt Nam (Vinamilk); Đà Lạt milk; Cô gái Hà Lan; Công ty Acom; Công ty TNHH Trường Toàn (cá nước lạnh); Big C; Vineco;... Nhiều sản phẩm đã hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, nhất là sản phẩm rau, củ, quả với 61 chuỗi, diện tích 2.542 ha, sản lượng đạt 186.468 tấn/năm.
 
Các cơ sở thực hiện chuỗi ATTP của Lâm Đồng đã đạt hiệu quả rất lớn, tất cả các sản phẩm sản xuất trong chuỗi cơ bản đạt tiêu chuẩn về ATTP, 100% diện tích được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, số mẫu vi phạm không đáng kể (dưới 1%), sản phẩm tiêu thụ tăng nhanh và ổn định (100% sản phẩm của các chuỗi được tiêu thụ thông qua hợp đồng với nông dân và trên 80% bán cho các siêu thị, trung tâm thương mại, 20% bán cho chợ đầu mối). Một số cơ sở đã có thương hiệu lớn trong ngành sản xuất, kinh doanh thực phẩm trở thành lá cờ đầu trong sản xuất, kinh doanh tiêu thụ nông sản và kết nối với nông dân của tỉnh.
 
Vẫn còn nhiều thách thức
 
Nhìn chung việc xây dựng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị đang được các cấp, các ngành cũng như các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất - kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh rất quan tâm và triển khai thực hiện trong thực tiễn sản xuất. Ngoài nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, để xây dựng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị thì rất nhiều cơ sở, doanh nghiệp, HTX đã tự nhận thấy được tiềm năng phát triển, sự bền vững của việc liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để đầu tư, phát triển. 
 
Cũng theo ông Nguyễn Văn Lục, hiện nay thị trường vẫn chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa các sản phẩm an toàn và các sản phẩm không an toàn nên nhiều cơ sở vẫn chưa mạnh dạn đầu tư xây dựng liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, đồng thời áp dụng các ứng dụng công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, quản lý để tạo ra sản phẩm an toàn, có thể truy nguyên nguồn gốc, xuất xứ sản xuất.
 
Vì vậy, trên địa bàn tỉnh tuy có nhiều cơ sở đã hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nhưng đa số quy mô còn rất nhỏ, không tập trung thành từng vùng nên vẫn chưa áp dụng đồng đều quy trình sản xuất cũng như chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế trong sản xuất nông nghiệp mà Lâm Đồng hiện có. Việc hình thành liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị chủ yếu tập trung vào các sản phẩm chủ lực của tỉnh như rau, củ, quả, chè, cà phê, bò sữa… nhưng ít chú trọng đến các sản phẩm khác như bò thịt; mắc ca; điều… nên dẫn đến tình trạng chênh lệch về số lượng chuỗi liên kết sản xuất trên địa bàn. Ngoài ra, sản phẩm qua sơ chế, chế biến vẫn chưa đa dạng, chủ yếu bán tươi nên giá trị vẫn chưa cao, thời gian bảo quản không dài dẫn đến khó vận chuyển đi xa cũng như hướng vào thị trường xuất khẩu. Đây cũng là hạn chế lớn nhất của ngành nông nghiệp tỉnh.
 
HOÀNG YÊN/baolamdong.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông sản

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 163


Hôm nayHôm nay : 43924

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 931501

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71158816